Cao Lệ Quyên[1], Trịnh Quang Tú1 và Phan Phương Thanh1

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP)

 Tóm tắt

Trong hơn một thập kỷ qua, nuôi tôm nước lợ ven biển đã có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành thủy sản. Tuy nhiên, sự gia tăng của BĐKH trong vài năm gần đây đã có những tác động bất lợi đến nghề nuôi tôm, đe dọa sự tăng trưởng của ngành. Đánh giá tác động của các yếu tố BĐKH nhằm xây dựng các giải pháp thích ứng phù hợp cho nuôi tôm nước lợ là rất cần thiết. Tuy nhiên, một trong những trở ngại trong đánh giá tác động của BĐKH đối với Nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và  nuôi tôm nước lợ nói riêng hiện nay là thiếu dữ liệu về nhiệt độ môi trường nước – yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sản lượng nuôi. Điều này đòi hỏi các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ cần có các nghiên cứu bổ sung để xác định một “biến gián tiếp” với dữ liệu có sẵn, có thể thay thế cho biến nhiệt độ nước trong các mô hình dự báo tác động. Bài viết này nhằm xác định sự tương quan giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí thông qua hệ số tương quan Pearson r, từ đó biểu thị mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước thông qua mô hình cụ thể, làm căn cứ để đưa biến nhiệt độ không khí vào mô hình. Dựa trên 96 quan sát là số liệu nhiệt độ nước và không khí theo các tháng trong năm trong thời gian 8 năm (2007-2014), mô hình tương quan giữa 2 biến số này đã được xây dựng tại vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mô hình có hệ số tương quan Pearson r cao, dao động trong khoảng 94,1% đến 99,5%  cho thấy mối tương quan thuận chiều và chặt chẽ giữa hai yếu tố nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí tại vùng nghiên cứu. Khi nhiệt độ không khí tăng lên 10C thì nhiệt độ nước cũng tăng trung bình từ 0,7860C đến 0,950C.

Từ khóa: Nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước, nuôi tôm nước lợ, tác động, tương quan Pearson.

[1] Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP). Email: quyenvifep@gmail.com, quangtu.trinh@wur.nl; phuongthanhphan.neu@gmail.com

Xem file chi tiết (liên hệ với CRES)

 

 

Tags: