GIỚI THIỆU TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, được thành lập theo quyết định số 468/ QĐ-TNMTngày 22/12/2021 của  Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tên tổ chức khoa học công nghệ: Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
Tên viết bằng tiếng nước ngoài: Centre for Application and Technology Transfer
Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: CRES-CAT
Trụ sở chính: tầng 2 nhà G4, số 144 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Được phép hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sau:

    • Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyên giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải, xử lý nước cấp, dịch vụ hệ sinh thái, phát triển tài sản trí tuệ, ứng phó với biến đồi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
    • Sản xuất thử nghiệm, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
    • Dịch vụ KH&CN: Tư vấn quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; Truyền thông, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuvên môn và thực hiện các dịch vụ KH&CN khác trong lĩnh  vực nghiên cứu nêu trên.

Chứng nhận khoa học công nghệ

Sản phẩm khoa học công nghệ

Cơ cấu tổ chức Trung tâm

Lãnh đạo và các phòng ban:

  1. Lãnh đạo trung tâm: bao gồm giám đốc và phó giám đốc
  2. Phòng chức năng:  Phòng Quản lý Tổng hợp.
  1. Đơn vị chuyên môn: bao gồm hai phòng: Phòng Phát triển và Chuyển giao công nghệ; Phòng Phát triển Dự án và Thị trường.
  1. Đơn vị phục vụ: Xưởng sản xuất và thử nghiệm.
  1. Căn cứ vào nhu cầu kiện toàn cơ cấu tổ chức của Trung tâm được Viện trưởng Viện TN&MT phê duyệt, Giám đốc Trung tâm ra quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể các đơn vị tại Khoản 3 Điều này.
  2. Trong quá trình hoạt động, Giám đốc Trung tâm trình Viện trưởng Viện TN&MT điều chỉnh, bổ sung cơ cấu tổ chức của Trung tâm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhân sự: 

Nhân sự của Trung tâm bao gồm đội ngũ viên chức và họp đồng lao động theo chỉ tiêu phân bổ của Viện TN&MT trên cơ sở chỉ tiêu nhân lực do ĐHQGHN giao cho Viện TN&MT.

 

Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng

Trung tâm ứng dụng và Chuyển giao công nghệ có chức năng tìm kiếm, tiếp nhận và triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); ứng dụng và chuyên giao công nghệ; đổi mới sáng tạo; sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ (KHCN), các dịch vụ KHCN, tư vấn chính sách, đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, dịch vụ hệ sinh thái, biến đổi khí hậu và thiên tai, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.

Nhiệm vụ

  1. Xây dựng và triển khai nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải, xử lý nước cấp, dịch vụ hệ sinh thái, phát triển tài sản trí tuệ, ứng phó với biến đối khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững.
  2. Tiếp nhận, phát triển và ứng dụng các thành tựu KHCN trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, xử lý nước cấp, sở hữu trí tuệ, ứng phó với biển đôi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững.
  3. Tư vấn chính sách, tổ chức đào tạo và tập huấn phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyên giao công nghệ; đổi mới sáng tạo; và các hoạt động KHCN khác theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
  4. Tổ chức truyền thông và phổ biến kiến thức, thông tin KHCN phục vụ quản lý Nhà nước và nhu cầu của xã hội; xuất bản và cung cấp các xuất bản phẩm, bản tin và chuyên mục KHCN; phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tri thức khoa học đến cộng đồng.
  5. Tư vấn lập quy hoạch bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch phân vùng rủi ro thiên tai; quy hoạch tiềm năng khí hậu phục vụ phát triển; đánh giá tác động biến đối khí hậu và thiên tai; đánh giá sức tải môi trường.
  6. ứng dụng các công nghệ hiện đại (IoT, AI, viễn thám, GIS, UAV, mô hình hóa,…) trong nông nghiệp và nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, xử lý nước cấp, dịch vụ hệ sinh thái, phát triển tài sản trí tuệ, ứng phó với biến đôi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
  7. Tổ chức sưu tầm, bảo tồn, phục tráng và phát triển quỹ gen các loài động vật, thực vật; phát triển nông nghiệp và dược liệu, bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi cho nhu cầu của xã hội.
  8. Tố chức khảo nghiệm, thử nghiệm và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
  9. Sản xuất và chế tạo, thử nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mồi trường, xử lý chất thải, xử lý nước cấp, dịch vụ hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
  10. Xây dựng và khai thác kết nối cung – cầu trong hoạt động; KHCN; trưng bày và giới thiệu các sản phẩm KHCN, sản phấm chủ lực của các địa phương; quản lý và khai thác sàn giao dịch công nghệ.
  11. Liên doanh, liên kết với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm KHCN.

   12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường giao.

Máy lọc nước cho gia đình CDI

Với công suất từ 300L/ ngày máy lọc nước cho gia đình công nghệ CDI là giải pháp tuyệt vời cho việc nấu ăn và uống trực tiếp không cần đun sôi của các hộ gia đình từ 5-10 người. Giúp gia đình có nguồn nước KHOÁNG TỰ NHIÊN tốt cho mọi lứa tuổi và giúp các bữa ăn gia đình trở nên ngon hơn.

Không cầu kỳ, không cần nhiều lõi, không chiếm dụng diện tích, máy lọc nước Maxdream CDI được thiết kế để gọn gàng trong tủ bếp, dưới bồn rửa tay. Phù hợp cho mọi căn hộ, chung cư, nhà phố… vì diện tích sử dụng rất là quý giá.

SƠ ĐỒ CẤU TẠO MÁY LỌC NƯỚC ĐẦU NGUỒN CDI

MỘT SỐ MODEM SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CỦA CRES

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ CÔNG NGHỆ CDI

Khoáng chất trong nước rất cần thiết cho cơ thể?

Khoáng chất trong nước rất cần thiết cho cơ thể?

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất khoáng trong nước rất cần thiết cho cơ thể. Nó không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch mà còn duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, các …

Lợi ích của nước khoáng kiềm đối với sức khỏe

Lợi ích của nước khoáng kiềm đối với sức khỏe

Chúng ta đã nghe đến việc bổ sung nước khoáng kiềm mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên có thể mọi người vẫn chưa nắm được những lợi ích vàng đến từ nguồn nước đặc biệt này. I. Nước khoáng kiềm …