Trong đợt xếp hạng tháng 7/2019, Cybermetrics Lab công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ hai của năm 2019.

Theo đó, ĐHQGHN tiếp tục là cơ sở giáo dục đại học đứng thứ 1 Việt Nam với thứ hạng 1013 thế giới, tăng gần 80 bậc so với thứ hạng 1090 trong lần công bố tháng 1/2019. Đặc biệt, lần đầu tiên chỉ số về lượng tài nguyên số hóa (Presence) đứng thứ 38 thế giới. Điều này có thấy sự đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển các nguồn tài nguyên số phục vụ đào tạo, nghiên cứu, cũng như trong công tác quản trị đại học của ĐHQGHN.

Các tiêu chí khác như: Tiêu chí về mức độ ảnh hưởng (Visibility/Impact), tiêu chí về “độ mở” (Openess), tiêu chí “xuất sắc” (Excellence) lần lượt xếp thứ 1456, 1635 và 1231 thế giới.

Điều này cho thấy chất lượng công bố khoa học quốc tế cũng như phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tài nguyên trực tuyến của ĐHQGHN trong năm 2019 có sự cải thiện và gia tăng mạnh mẽ.

Trước đó, năm 2018, lần đầu tiên, ĐHQGHN được xếp vào nhóm 801-1000 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới (World University Rankings) của Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds, Vương Quốc Anh), công bố vào tháng 6/2018, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số 85/197 quốc gia có trường đại học được xếp hạng trong Bảng này. Về tiêu chí xếp hạng, ĐHQGHN có hai tiêu chí, đánh giá của nhà tuyển dụng và tỷ lệ giảng viên/sinh viên, nằm trong top 500 thế giới, dựa trên ý kiến khảo sát của 200.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới; số bài báo trong 5 năm (2011-2016) và số trích dẫn trong giai đoạn 2012-2017, dựa vào cơ sở dữ liệu SCOPUS.

Trong bảng xếp hạng khu vực châu Á công bố vào tháng 10/2018, ĐHQGHN đã vươn lên vị trí 124, thuộc nhóm 25% trong khu vực. Về xu hướng xếp hạng, kể từ năm 2014 tới nay, ĐHQGHN đã cải thiện được 37 bậc và luôn giữ vị trí số 1 ở Việt Nam trong Bảng xếp hạng này.

Các chỉ số xếp hạng được quy định với trọng số như sau:

1. Presence: chỉ số về lượng tài nguyên số hoá được công bố trực tuyến. Dữ liệu lấy từ Google. Đây là chỉ số đánh giá về quy mô website và tài nguyên số của trường ĐH. Trọng số xếp hạng là 5%

2. Visibility (hay Impact): chỉ số về số lượng đường liên kết trỏ tới website của trường đại học. Dữ liệu lấy từ Ahref và Majestic. Đây là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống website của trường đại học. Trọng số: 50%.

3. Openness (hay Transparency): chỉ số về lượng trích dẫn của 100 nhà khoa học hàng đầu của trường đại học có hồ sơ trên Google Scholar (không tính số trích dẫn của 5 nhà khoa học có trích dẫn cao nhất). Dữ liệu lấy từ Google Scholar. Đây là chỉ số liên quan đến mức độ lan toả về học thuật của trường đại học. Trọng số: 10%.

4. Excellence (hay Scholar): chỉ số xếp hạng lượng bài báo của nhà trường trong nhóm 10% bài báo được trích dẫn nhiều nhất thuộc 26 nhóm lĩnh vực chuyên môn trong cơ sở dữ liệu Scopus (giai đoạn 2013-2017). Dữ liệu lấy từ CSDL Scopus. Đây là chỉ số đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu đỉnh cao của trường đại học. Trọng số 35%.

Nguồn: vnu.edu.vn

>>> Các tin tức liên quan:

– Đại học Quốc gia Hà Nội vươn lên vị trí thứ 124 trong bảng xếp hạng QS Châu Á năm 2019

– QS World Ranking 2018: ĐHQGHN lần đầu tiên vào top 1000 thế giới

– UniRank công bố bảng xếp hạng 67 trường đại học tại Việt Nam: ĐHQGHN đứng đầu bảng xếp hạng

– Xếp hạng đại học: Giải pháp cho Việt Nam

– Nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo giáo dục bậc đại học thông qua công tác xếp hạng

– Đổi mới quản trị để nâng cao chất lượng, uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam

– ĐHQGHN có một tạp chí khoa học đạt chuẩn ISI và đạt chuẩn SCOPUS

– Xếp hang châu Á 2017: ĐHQGHN duy trì vị trí 139

 

Tags: