[:vi]

TS. Đào Minh trường, CN. Lê Trọng Toán
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội 

 I.  CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

Lãnh thổ Việt nam trên đất liền được bao phủ bởi 3/4 diện tích đồi và núi. Ta vẫn thường nói lên núi là thấy rừng. Tuy nhiên nơi cư trú của khoảng 1/3 dân số quốc gia này đã bị tàn phá nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ vừa qua. Diện tích rừng của Việt nam đã giảm một cách đáng kể từ 42% năm 1943 xuống còn khoảng 28% năm 1995. Sự suy giảm diện tích rừng thường được xác định là nguyên nhân chính gây nên suy thoái môi trường, xói mòn đất đai, giảm năng suất trong nông nghiệp và bồi lắng các hồ chứa nước. Trong khi tăng dân số thường được xem là nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm diện tích rừng trong 1 khoảng thời gian dài, thì các yếu tố định hướng việc suy giảm rừng như chính sách, phát triển kinh tế và du nhập công nghệ mới rất khó nhận biết. Một lý do đơn giản là các yếu tố này thường xuyên thay đổi. Thiếu số liệu diện tích rừng vào những thời điểm đó đã phần nào ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những kết luận cụ thể.

Phương pháp viễn thám đã chứng tỏ là nguồn cung cấp dữ liệu chi tiết, tin cậy và thường xuyên. Các số liệu viễn thám được dùng trong các công trình nghiên cứu có ưu điểm là nhất quán và tương thích khi so sánh. Vì số liệu viễn thám mang tính không gian nên nó không những là cơ sỏ dữ liệu khách quan để tìm hiểu những thay đổi của thảm phủ của rừng về số lượng và sự phân bố mà còn cho phép xác định được cả bản chất của những sự thay đổi trong các nghiên cứu theo thời gian. Kết hợp kết quả phân tích ảnh viễn thám với các thông tin điều tra kinh tế xã hội sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn quá trình thay đổi sử dụng đất.

II.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này nhằm điều tra tình hình thay đổi thảm thực vật che phủ (thảm rừng) từ năm 1954 tới 2005 tại điểm nghiên cứu xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thảm phủ. Vì vậy nghiên cứu này sẽ góp phần mang lại những hiểu biết chính xác hơn về thảm phủ rừng và động thái thay đổi sử dụng đất ở vùng núi phía bắc Việt nam. Những hiểu biết này sẽ cho phép các nhà hoach định chính sách đưa ra những quyết định phù hợp với điều kiện địa phương cũng như khu vực nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đồng thời bảo đảm sự phát triển một cách bền vững nông thôn miền núi.

Xem file chi tiết

[:en]


TS. Đào Minh trường, CN. Lê Trọng Toán
 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội 

 I.  CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

Lãnh thổ Việt nam trên đất liền được bao phủ bởi 3/4 diện tích đồi và núi. Ta vẫn thường nói lên núi là thấy rừng. Tuy nhiên nơi cư trú của khoảng 1/3 dân số quốc gia này đã bị tàn phá nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ vừa qua. Diện tích rừng của Việt nam đã giảm một cách đáng kể từ 42% năm 1943 xuống còn khoảng 28% năm 1995. Sự suy giảm diện tích rừng thường được xác định là nguyên nhân chính gây nên suy thoái môi trường, xói mòn đất đai, giảm năng suất trong nông nghiệp và bồi lắng các hồ chứa nước. Trong khi tăng dân số thường được xem là nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm diện tích rừng trong 1 khoảng thời gian dài, thì các yếu tố định hướng việc suy giảm rừng như chính sách, phát triển kinh tế và du nhập công nghệ mới rất khó nhận biết. Một lý do đơn giản là các yếu tố này thường xuyên thay đổi. Thiếu số liệu diện tích rừng vào những thời điểm đó đã phần nào ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những kết luận cụ thể.

Phương pháp viễn thám đã chứng tỏ là nguồn cung cấp dữ liệu chi tiết, tin cậy và thường xuyên. Các số liệu viễn thám được dùng trong các công trình nghiên cứu có ưu điểm là nhất quán và tương thích khi so sánh. Vì số liệu viễn thám mang tính không gian nên nó không những là cơ sỏ dữ liệu khách quan để tìm hiểu những thay đổi của thảm phủ của rừng về số lượng và sự phân bố mà còn cho phép xác định được cả bản chất của những sự thay đổi trong các nghiên cứu theo thời gian. Kết hợp kết quả phân tích ảnh viễn thám với các thông tin điều tra kinh tế xã hội sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn quá trình thay đổi sử dụng đất.

II.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này nhằm điều tra tình hình thay đổi thảm thực vật che phủ (thảm rừng) từ năm 1954 tới 2005 tại điểm nghiên cứu xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thảm phủ. Vì vậy nghiên cứu này sẽ góp phần mang lại những hiểu biết chính xác hơn về thảm phủ rừng và động thái thay đổi sử dụng đất ở vùng núi phía bắc Việt nam. Những hiểu biết này sẽ cho phép các nhà hoach định chính sách đưa ra những quyết định phù hợp với điều kiện địa phương cũng như khu vực nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đồng thời bảo đảm sự phát triển một cách bền vững nông thôn miền núi.

Xem file chi tiết 

[:]