Đỗ Đình Sâm, chủ biên, Đặng Kim Khánh, An Văn Bảy

 1.1 Đặt vấn đề:

Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng các loại rừng được nhiều nước trong khu vực Châu á quan tâm. ở nước ta vấn đề này đã được chú ý nghiên cứu và tiến hành thực hiện tại một số vùng núi và trong một số dự án quốc tế. Rừng cộng đồng và quản lý cộng đồng  các lọai rừng mở ra triển vọng tốt đẹp trong việc bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Điều đó xuất phát từ tính cộng đồng cao của các dân tộc thiểu số miền núi, từ những tục lệ, hương ước và các kinh nghiệm truyền thống được đúc kết lâu đời rút ra từ thực tiễn của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong những năm gần đây việc nghiên cứu, đúc kết kiến thức bản địa đã được quan tâm chú ý trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế… Kiến thức bản địa (Indigenous knowledge) còn được gọi là kiến thức truyền thống (traditional knowledge) hay kiến thức địa phương (local knowledge) (Theo Hoàng Xuân Tý, 1998). Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở một vùng địa lý xác định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng. Nghiên cứu, đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được TS. Hoàng Xuân Tý và các cộng tác viên thực hiện trong khuôn khổ dự án “Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ FORD  ( Foundation) tài trợ (1997-1999). Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản thành ấn phẩm do nhà xuất bản Nông nghiệp in ấn (Hà Nội 1998).

Xem chi tiết file