Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam

[:vi]


TS. Hoàng Văn Thắng; PGS.TS. Lê Diên Dực
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bài phát biểu tại lễ công bố “Báo cáo tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”, tại Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2006, TS. Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu rõ:

“Đất ngập nước và sự đa dạng sinh học của đất ngập nước đã gắn liền với dân tộc ViệtNamtrong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Nền văn minh của người Việt được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long từ ngàn đời đã cung cấp phù sa cho cày cấy trồng trọt. Ao hồ miền Bắc hay kênh rạch chằng chịt Nam Bộ là hình ảnh thân thuộc của mỗi người dân ViệtNam. Đất ngập nước chính là các vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của người dân, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và cho xuất khẩu. Cò, hạc, rùa, hoa sen, những sinh vật của đất ngập nước, đã đi vào thơ ca, trở thành biểu tượng văn hoá và biểu tượng tín ngưỡng của các dân tộc ViệtNam”.

[:en]


TS. Hoàng Văn Thắng; PGS.TS. Lê Diên Dực
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bài phát biểu tại lễ công bố “Báo cáo tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”, tại Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2006, TS. Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu rõ:

“Đất ngập nước và sự đa dạng sinh học của đất ngập nước đã gắn liền với dân tộc ViệtNamtrong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Nền văn minh của người Việt được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long từ ngàn đời đã cung cấp phù sa cho cày cấy trồng trọt. Ao hồ miền Bắc hay kênh rạch chằng chịt Nam Bộ là hình ảnh thân thuộc của mỗi người dân ViệtNam. Đất ngập nước chính là các vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của người dân, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và cho xuất khẩu. Cò, hạc, rùa, hoa sen, những sinh vật của đất ngập nước, đã đi vào thơ ca, trở thành biểu tượng văn hoá và biểu tượng tín ngưỡng của các dân tộc ViệtNam”.

[:][:vi]

Trong hơn 15 năm qua (kể từ ngày Việt Nam tham gia Công ước Ramsar năm 1989), với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước như:

  •  Nhận thức về chức năng và giá trị của các vùng đất ngập nước ngày càng được nâng cao;
  • Số lượng các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ĐNN đã được tăng lên đáng kể và mang lại những kết quả nhất định;
  • Cách tiếp cận, công cụ quản lý ĐNN ngày càng hiện đại, khoa học và đa dạng hơn. Đặc biệt chỉ trong 2 năm 2003-2004, một loạt các văn bản pháp quy và kế hoạch hành động về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước đã ra đời, góp phần định hướng quan trọng trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước ở Việt Nam;
  • Đến năm 2005, khu Ramsar thứ 2 của ViệtNamđã được chính thức công nhận đó là khu Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên.
  • Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên đây chúng ta cũng gặp một số thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, bảo tồn đất ngập nước nhưà:
  • Số lượng kiểu loại và diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên nhưng diện tích các kiểu đất ngập nước tự nhiên giảm đi ngày càng mạnh;
  • Chất lượng môi trường các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái ngày càng mạnh, đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước có xu hướng giảm;
  • Các đe doạ đối với đất ngập nước có xu hướng gia tăng như thiên tai, sức ép dân số, khai thác quá mức và bất hợp lý, bất cập về phương thức, cơ chế, bộ máy quản lý, thiếu sự kết hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Có thể thấy rõ là đất ngập nước ViệtNamrất phong phú, đa dạng và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong thời gian qua, ViệtNamđã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, quản lý và bảo tồn đất ngập nước, tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là việc thống nhất về một hệ thống phân loại đất ngập nước cho quốc gia. Chính vì vậy, trong “Báo cáo tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”, một trong những kiến nghị đã được đưa ra là:

“Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chí, bảng phân loại về đất ngập nước, xây dựng bản đồ đất ngập nước toàn lãnh thổ và từng vùng sinh thái ở các tỷ lệ khác nhau. Đẩy mạnh nghiên cứu đất ngập nước, trong đó có nghiên cứu và dự báo các xu thế biến động ĐNN ViệtNamtừ năm 1989” (Cục Bảo vệ Môi trường ViệtNam, 2005).

Vì chưa có những nghiên cứu chi tiết về ĐNN phục vụ cho công tác phân loại nên việc phân loại ĐNN ViệtNambước đầu chỉ nên là một tài liệu thích ứng phục vụ cho công tác bảo tồn và quản lý. Khi có được những tài liệu khoa học chi tiết đáng tin cậy và đồng bộ sẽ biên soạn phân loại ĐNN của toàn quốc một cách hoàn chỉnh.

Tài liệu gốc được chọn để thích ứng nên là hệ thống phân loại của công ước Ramsar (Ramsar Classification System for Wetland type) năm 1999 và tài liệu mới nhất của Ramsar với hệ thống phân loại này chủ yếu dùng vào việc quản lý và bảo tồn. Những tài liệu phân loại khác của thế giới cũng như trong nước thích hợp hơn với vẽ bản đồ hoặc sử dụng đất…

Xem Chi tiết: 

[:en]

Trong hơn 15 năm qua (kể từ ngày Việt Nam tham gia Công ước Ramsar năm 1989), với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước như:

  •  Nhận thức về chức năng và giá trị của các vùng đất ngập nước ngày càng được nâng cao;
  • Số lượng các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ĐNN đã được tăng lên đáng kể và mang lại những kết quả nhất định;
  • Cách tiếp cận, công cụ quản lý ĐNN ngày càng hiện đại, khoa học và đa dạng hơn. Đặc biệt chỉ trong 2 năm 2003-2004, một loạt các văn bản pháp quy và kế hoạch hành động về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước đã ra đời, góp phần định hướng quan trọng trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước ở Việt Nam;
  • Đến năm 2005, khu Ramsar thứ 2 của ViệtNamđã được chính thức công nhận đó là khu Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên.
  • Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên đây chúng ta cũng gặp một số thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, bảo tồn đất ngập nước nhưà:
  • Số lượng kiểu loại và diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên nhưng diện tích các kiểu đất ngập nước tự nhiên giảm đi ngày càng mạnh;
  • Chất lượng môi trường các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái ngày càng mạnh, đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước có xu hướng giảm;
  • Các đe doạ đối với đất ngập nước có xu hướng gia tăng như thiên tai, sức ép dân số, khai thác quá mức và bất hợp lý, bất cập về phương thức, cơ chế, bộ máy quản lý, thiếu sự kết hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Có thể thấy rõ là đất ngập nước ViệtNamrất phong phú, đa dạng và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong thời gian qua, ViệtNamđã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, quản lý và bảo tồn đất ngập nước, tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là việc thống nhất về một hệ thống phân loại đất ngập nước cho quốc gia. Chính vì vậy, trong “Báo cáo tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”, một trong những kiến nghị đã được đưa ra là:

“Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chí, bảng phân loại về đất ngập nước, xây dựng bản đồ đất ngập nước toàn lãnh thổ và từng vùng sinh thái ở các tỷ lệ khác nhau. Đẩy mạnh nghiên cứu đất ngập nước, trong đó có nghiên cứu và dự báo các xu thế biến động ĐNN ViệtNamtừ năm 1989” (Cục Bảo vệ Môi trường ViệtNam, 2005).

Vì chưa có những nghiên cứu chi tiết về ĐNN phục vụ cho công tác phân loại nên việc phân loại ĐNN ViệtNambước đầu chỉ nên là một tài liệu thích ứng phục vụ cho công tác bảo tồn và quản lý. Khi có được những tài liệu khoa học chi tiết đáng tin cậy và đồng bộ sẽ biên soạn phân loại ĐNN của toàn quốc một cách hoàn chỉnh.

Tài liệu gốc được chọn để thích ứng nên là hệ thống phân loại của công ước Ramsar (Ramsar Classification System for Wetland type) năm 1999 và tài liệu mới nhất của Ramsar với hệ thống phân loại này chủ yếu dùng vào việc quản lý và bảo tồn. Những tài liệu phân loại khác của thế giới cũng như trong nước thích hợp hơn với vẽ bản đồ hoặc sử dụng đất…

Xem Chi tiết: 

[:]