[:vi]


Võ Quý
Đại học Quốc gia Hà Nội

I- Tầm quan trọng của miền núi về môi tr­ờng, đa dạng sinh học và kinh tế – xã hội.

ở n­ớc ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích cả n­ớc. Trừ hai vùng đồng bằng rộng lớn thuộc l­u vực sông Hồng và sông Cửu Long và dải đồng bằng hẹp ven bờ biển miền trung, phần còn lại là đồi núi. Miền núi là vùng hiện còn giữ đ­ợc trên 90% diện tích rừng còn lại cả n­ớc, trong đó có trên 70% tổng số loài động thực vật và trên 90% các loài động thực vật quý hiếm của cả n­ớc. Miền núi là nơi cung cấp chính nguồn n­ớc, thủy lực, gỗ, củi, các động vật hoang dã, cây thuốc và nhiều tài nguyên khoáng sản cho cả n­ớc ta.

Ước tính có 24 triệu ng­ời đang sinh sống tại miền núi, trong đó có khoảng hơn 1/3 là đồng bào của các dân tộc anh em. Tầng tầng, lớp lớp rừng núi, cây cỏ, muông thú, khoáng sản, địa hình và cả khí hậu đa dạng là nguồn tài nguyên hết sức quý giá của đất n­ớc, không những cho sự phát triển trong quá khứ, hiện tại mà còn cho cả t­ơng lai lâu dài.

[:en]


Võ Quý
Đại học Quốc gia Hà Nội

I- Tầm quan trọng của miền núi về môi tr­ờng, đa dạng sinh học và kinh tế – xã hội.

ở n­ớc ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích cả n­ớc. Trừ hai vùng đồng bằng rộng lớn thuộc l­u vực sông Hồng và sông Cửu Long và dải đồng bằng hẹp ven bờ biển miền trung, phần còn lại là đồi núi. Miền núi là vùng hiện còn giữ đ­ợc trên 90% diện tích rừng còn lại cả n­ớc, trong đó có trên 70% tổng số loài động thực vật và trên 90% các loài động thực vật quý hiếm của cả n­ớc. Miền núi là nơi cung cấp chính nguồn n­ớc, thủy lực, gỗ, củi, các động vật hoang dã, cây thuốc và nhiều tài nguyên khoáng sản cho cả n­ớc ta.

Ước tính có 24 triệu ng­ời đang sinh sống tại miền núi, trong đó có khoảng hơn 1/3 là đồng bào của các dân tộc anh em. Tầng tầng, lớp lớp rừng núi, cây cỏ, muông thú, khoáng sản, địa hình và cả khí hậu đa dạng là nguồn tài nguyên hết sức quý giá của đất n­ớc, không những cho sự phát triển trong quá khứ, hiện tại mà còn cho cả t­ơng lai lâu dài.

[:][:vi]

 Trong hơn một thập kỷ qua, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế h­ớng theo thị tr­ờng đã đẩy nhanh sự tăng tr­ởng kinh tế của Việt Nam đã tạo nên thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội cho nhân dân Việt nam, trong đó có miền núi. Nền kinh tế tăng tr­ởng t­ơng đối nhanh, nh­ng đồng thời đất n­ớc cũng đang phải đối đầu với một số vấn đề gay cấn trong khi thực hiện mục tiêu phát triển của mình là vấn đề môi tr­ờng, mà quan trọng nhất là sự suy thoái rừng và tài nguyên sinh vật, hay nói một cách khác là suy thoái đa dạng sinh học. Các gay cấn đó đặc biệt khó giải quyết, vì sự tăng tr­ởng kinh tế và việc bảo vệ môi tr­ờng và tài nguyên thiên nhiên cho ngày nay và cho thế hệ mai sau, th­ờng mâu thuẫn trực tiếp với nhau.

Mặc dầu miền núi có diện tích rộng và dân số lại ít hơn nhiều so với miền đồng bằng, cuộc sống của họ phụ thuộc chính vào thiên nhiên, vào nguồn tài nguyên sinh vật, nhất là rừng, nh­ng trong hơn 35 năm qua, rừng, nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản của miền núi, đã bị suy thoái nghiêm trọng. ở một vài vùng nh­ Tây Bắc, rừng tự nhiên chỉ còn lại khoảng 10% diện tích toàn vùng. Hệ sinh thái ở đây đã bị phá vỡ, dẫn đến  đất bị xói mòn nghiêm trọng, lũ lụt, hạn hán, sụt lở đất gây nhiều tổn thất lớn. Cuộc sống của dân c­ miền núi còn nhiều khó khăn, nhất là nhân dân các dân tộc thuộc các vùng sâu, vùng xa. Phần lớn trong số hơn 1700 xã nghèo nhất n­ớc ta thuộc miền núi.

Bởi vậy điều cần thiết là phải đón tr­ớc những vấn đề về môi tr­ờng không thể tránh khỏi mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng để giảm nhẹ hậu quả bằng cách thực hiện một chiến l­ợc môi tr­ờng phù hợp với phát triển bền vững, thông qua việc sử dụng một cách khôn khéo và lâu dài các tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là rừng và tài nguyên rừng và lôi cuốn đ­ợc đại bộ phận nhân dân vào quá trình đó.

Xem file chi tiết

[:en]

 Trong hơn một thập kỷ qua, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế h­ớng theo thị tr­ờng đã đẩy nhanh sự tăng tr­ởng kinh tế của Việt Nam đã tạo nên thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội cho nhân dân Việt nam, trong đó có miền núi. Nền kinh tế tăng tr­ởng t­ơng đối nhanh, nh­ng đồng thời đất n­ớc cũng đang phải đối đầu với một số vấn đề gay cấn trong khi thực hiện mục tiêu phát triển của mình là vấn đề môi tr­ờng, mà quan trọng nhất là sự suy thoái rừng và tài nguyên sinh vật, hay nói một cách khác là suy thoái đa dạng sinh học. Các gay cấn đó đặc biệt khó giải quyết, vì sự tăng tr­ởng kinh tế và việc bảo vệ môi tr­ờng và tài nguyên thiên nhiên cho ngày nay và cho thế hệ mai sau, th­ờng mâu thuẫn trực tiếp với nhau.

Mặc dầu miền núi có diện tích rộng và dân số lại ít hơn nhiều so với miền đồng bằng, cuộc sống của họ phụ thuộc chính vào thiên nhiên, vào nguồn tài nguyên sinh vật, nhất là rừng, nh­ng trong hơn 35 năm qua, rừng, nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản của miền núi, đã bị suy thoái nghiêm trọng. ở một vài vùng nh­ Tây Bắc, rừng tự nhiên chỉ còn lại khoảng 10% diện tích toàn vùng. Hệ sinh thái ở đây đã bị phá vỡ, dẫn đến  đất bị xói mòn nghiêm trọng, lũ lụt, hạn hán, sụt lở đất gây nhiều tổn thất lớn. Cuộc sống của dân c­ miền núi còn nhiều khó khăn, nhất là nhân dân các dân tộc thuộc các vùng sâu, vùng xa. Phần lớn trong số hơn 1700 xã nghèo nhất n­ớc ta thuộc miền núi.

Bởi vậy điều cần thiết là phải đón tr­ớc những vấn đề về môi tr­ờng không thể tránh khỏi mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng để giảm nhẹ hậu quả bằng cách thực hiện một chiến l­ợc môi tr­ờng phù hợp với phát triển bền vững, thông qua việc sử dụng một cách khôn khéo và lâu dài các tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là rừng và tài nguyên rừng và lôi cuốn đ­ợc đại bộ phận nhân dân vào quá trình đó.

Xem file chi tiết

[:]