(Forbes- 6/6/2019)

Các Nhóm Hoạt động Môi trường đã gọi đây là “nạn phá rừng của Bolsonaro”. Giới thiệu với những người không biết thì đó là ông Jair Bolsonaro, ông đã được bầu là Tổng thống của Brazil được năm tháng. Tuy nhiên vào tháng 10, trước khi ông ta được bầu làm Tổng thống, tạp chí New York đã đặt câu hỏi liệu một người đàn ông (như ông ta) có rất thể sẽ “một tay phá hủy hành tinh này”.

Hôm thứ Tư, Tờ Reuters đã báo cáo rằng hình ảnh vệ tinh của rừng mưa Amazon ở Brazil cho thấy nạn phá rừng đã gia tăng một cách nhanh chóng vào tháng Năm.

Đối với những người theo dõi tình hình ở Brazil bấy lâu, điều này không có gì mới. Nạn phá rừng ở Brazil đã có lúc tăng lúc giảm như nước thủy triều trong nhiều năm qua, một số năm còn tồi tệ hơn những năm khác, bất kể thời điểm đó là dưới thời lãnh đạo của vị Tổng thống nào.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Brazil đã bị cạn kiệt nguồn tài trợ trong nhiều năm qua, ngay cả khi dưới sự cai trị của Đảng Công nhân. Cơ quan này được biết đến bởi cụm từ viết tắt IBAMA, đã mất quyền lực khi Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1 và đưa ra một nỗ lực để cơ cấu lại các cơ quan chính phủ một cách hợp lý. Vì vậy, bây giờ Ủy ban Lâm nghiệp nằm dưới sự bảo trợ của Bộ Nông nghiệp.

Marcio Astrini- Điều phối viên Chính sách công của Brazil trực thuộc tổ chức Greenpeace đã nói với Reuters rằng chính phủ dưới thời Bolsonaro đang ”chống lại môi trường” và đã cố gắng giảm bớt  những hoạt động bảo vệ rừng mà không đưa ra kế hoạch nào chống lại nạn phá rừng.

Ông Astrini nói rằng: “Dưới thời Tổng thống Bolsonaro, những người phá rừng cảm thấy an toàn và những người bảo vệ rừng cảm thấy bị đe dọa”.

Có một từ khóa bị thiếu trong bài báo này của Reuters: Trung Quốc.

Nếu bạn không thể trông cậy vào chính quyền của Brazil để kiểm soát nạn phá rừng của khu rừng mưa lớn nhất thế giới, thì bạn phải trông mong vào những người mua hàng và các nhà tài trợ của họ.

Những người mua hàng này đều ở Trung Quốc.

Năm ngoái, Trung Quốc đã mua 10 triệu tấn đậu nành của Brazil. Năm ngoái cũng là vụ thu hoạch kỷ lục và Brazil đã mở rộng một diện tích kỷ lục để trồng đậu nành, mặc dù mở rộng diện tích đất trồng đậu nành không nhất thiết phải chặt phá rừng. Đôi khi việc mở rộng đất trồng đậu nành phải trả giá bằng những thứ khác, chẳng hạn như mất đi những đồng cỏ cho gia súc, hoặc các loại cây trồng khác.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu nành của Brazil là lý do chính giải thích tại sao diện tích đất trồng đậu nành đã được mở rộng trong 15 năm qua.

Nếu bạn muốn cứu Amazon, điều đó tùy thuộc vào Trung Quốc.

Trong nhiều năm, các nhóm hoạt động như tổ chức Greenpeace đã thuyết phục các công ty đa quốc gia lớn như McDonald ngừng mua đậu nành có nguồn gốc từ khu vực Amazon của Brazil. Đậu nành được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, chủ yếu cho gà.

Quỹ Hưu trí của Chính phủ Na Uy, đã đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ đô la trên toàn thế giới, đã yêu cầu người quản lý tài sản của họ- Quỹ Norges Bank Investment Management phải rút vốn ra khỏi các công ty liên quan đến sản xuất dầu cọ ở Indonesia và một công ty liên quan đến sản xuất đậu nành ở Brazil vì lo ngại nạn phá rừng vào năm 2017.

Xe tải di chuyển dọc theo BR 364 ở Acre, một tiểu bang phía tây bắc trong quần xã sinh vật Amazon. Việc phá rừng ở Brazil lúc tăng lúc  giảm vì nhiều lý do, bất kể Tổng thống đương nhiệm là ai

 

Tác động từ các nhà quản lý Quỹ này là không đủ, nhưng hành động của họ đã gửi tín hiệu đến các nhà nhập khẩu ở châu Âu, những người mua đậu nành Brazil lớn thứ hai, sau Trung Quốc. Họ đã trở nên nghiêm ngặt hơn đối với nguồn gốc của đậu nành mà họ mua, và họ đã làm như vậy trong ít nhất mười năm qua.

Các nhà nhập khẩu ở Trung Quốc không nghiêm khắc và không bị áp lực bởi những người cho họ vay. Điều đó, kết hợp với chính phủ Brazil – dù là dưới sự lãnh đạo của Bolsonaro hay của một người nào khác – đã mang đến cho nông dân một sự khích lệ để phá rừng ở quốc gia này để trồng đậu nành.

Theo một Tổ chức Phi lợi nhuận có tên là CDP, họ thực hiện thẩm định về những tác động của các công ty lớn đối với môi trường, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là ba ngân hàng hàng đầu về cho vay trong ngành công nghiệp đậu nành, cung cấp 62% tổng các khoản vay cho người mua ở Trung Quốc.

Công ty Quản lý Tài sản Bosera, Công ty Quản lý Tài sản Miền Nam Trung Quốc và Công ty quản lý tài sản E Fund là ba tổ chức đầu tư hàng đầu tài trợ cho lĩnh vực công nghiệp đậu nành, tương ứng với 25% tổng giá trị cổ phần trong ngành đậu nành.

Archer Daniels Midland (ADM), Cargill, Bunge, Louis Dreyfus Co. và China LIN COFCO chiếm 52% lượng đậu nành Brazil được nhập khẩu vào Trung Quốc và mỗi công ty đã thực hiện các bước để quản lý những rủi ro dẫn tới nạn phá rừng bên trong chuỗi cung ứng của họ. Nhưng khi nói đến vấn đề môi trường, phần lớn các công ty Trung Quốc đều tập trung vào thị trường quê nhà.

Chỉ có một vài công ty trong số họ – Công ty Thực phẩm Muyuan, Công ty Phát triển Sunner và Tập đoàn Thực phẩm Wens đã hành động để tìm cách giải quyết các vấn đề về môi trường trên diện rộng, nhưng không nhất thiết là về nạn phá rừng ở khu rừng mưa của Brazil.

                                                   Tổng thống Brazil- ông Bolsonaro

 

Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng hóa có nguy cơ cho rừng lớn nhất, cho dù đó là giấy và bột giấy làm từ cây hoặc đậu nành của Brazil.

Nhu cầu đậu nành của Trung Quốc vừa là một điều tốt và vừa là một tai họa cho Brazil. Trên toàn thế giới, Trung Quốc đã nhập khẩu 63% lượng đậu nành được giao dịch trên toàn cầu và Brazil là nhà xuất khẩu số 1 thế giới hiện nay khi Trung Quốc đã loại Mỹ ra khỏi thị trường của họ.

Các nhà phân tích CDP Trung Quốc đã viết trong một báo cáo dài 72 trang và đã được phát hành vào tháng 5 ở Trung Quốc, báo cáo cho thấy nhu cầu đậu nành trong nước ngày càng tăng và những bất ổn xung quanh quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm qua, có thể dự đoán được rằng nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu nành từ Brazil sẽ tăng lên.

CDP Trung Quốc kết luận rằng nhu cầu của Trung Quốc “có thể có tiềm năng gây ra nạn phá rừng ngày càng xa hơn và nhanh hơn”.

CDP đã điều tra dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp thứ cấp của 30 công ty chính tham gia vào chuỗi cung ứng đậu nành ở Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực nhập khẩu, nghiền, sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Họ nhận ra các tổ chức tài chính hàng đầu hoạt động trong ngành thương mại đậu nành giữa Trung Quốc-Brazil.

Tổng cộng, trong giai đoạn 2013-2017, các ngân hàng Trung Quốc đã cho các công ty vay 5,2 tỷ đô la, trong đó 40,1% dẫn đến rủi ro phá rừng chủ yếu ở Brazil.

CDP Trung Quốc kết luận rằng các tổ chức tài chính Trung Quốc tiếp xúc với ngành đậu nành, nhưng lại thiếu nhận thức chung về các tác động và đã thực hiện các bước có giới hạn.

Bộ phận lãnh đạo của một đất nước là người quyết định cuối cùng về những gì được thực hiện với tài nguyên thiên nhiên của đất nước đó. Nhưng trong nhiều thập kỷ, không có nhà lãnh đạo Brazil n có thể tạo sự thay đổi hoàn toàn của nạn phá rừng của nước này. Một sự đảo ngược nhất thời và nhanh chóng việc giảm nạn phá rừng bị thay thế bằng việc phá kỷ lục mới về nạn phá rừng của nước này.

Nếu điều đó còn tiếp tục, và dưới thời kỳ Bolsonaro thì có vẻ rừng sẽ tiếp tục bị tàn phá, điều đó phụ thuộc vào việc người mua từ chối mua hàng hóa từ các khu vực mới hoặc các khu vực bị phá rừng gần đây của Brazil. Châu Âu đang thực hiện trách nhiệm của mình. Ngược lại, Trung Quốc thì không. Khi họ thực hiện trách nhiệm của mình với nạn phá rừng ở Brazil, rừng ở Amazon có thể sẽ tốt hơn, bất kể ai là Tổng thống của Brazil.

Nguồn: Vui lòng xem tại ĐÂY

Nguồn: rungvacongdong.com