[:vi]
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái, là tài nguyên tái tạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiến hoá của sinh giới và đặc biệt là đối với đời sống của con người. Công ước ĐDSH Rio de Janairo (1992) ghi nhận giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trường của nó đối với sự sống của con người hiện tại và tương lai. ĐDSH là cơ sở cho sự ổn định kinh tế và các hệ thống chính trị xã hội. ĐDSH cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh và các sản phẩm khác, đưa con người ra khỏi đói nghèo.
Vùng núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích đất đai trong cả nước, là nơi còn giữ được hơn 90% diện tích rừng, chứa đựng một tài nguyên ĐDSH hơn 70% tổng số các loài động, thực vật trên đất liền và trên 90% các loài động thực vật quý hiếm của cả nước, là cứu cánh cho gần 25 triệu dân của 52 tộc người.
[:en]
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái, là tài nguyên tái tạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiến hoá của sinh giới và đặc biệt là đối với đời sống của con người. Công ước ĐDSH Rio de Janairo (1992) ghi nhận giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trường của nó đối với sự sống của con người hiện tại và tương lai. ĐDSH là cơ sở cho sự ổn định kinh tế và các hệ thống chính trị xã hội. ĐDSH cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh và các sản phẩm khác, đưa con người ra khỏi đói nghèo.
Vùng núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích đất đai trong cả nước, là nơi còn giữ được hơn 90% diện tích rừng, chứa đựng một tài nguyên ĐDSH hơn 70% tổng số các loài động, thực vật trên đất liền và trên 90% các loài động thực vật quý hiếm của cả nước, là cứu cánh cho gần 25 triệu dân của 52 tộc người.
[:][:vi]
Hội thảo “Đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam” tại Sa Pa, tỉnh Lao Cai, Việt Nam từ ngày 26 đến 28/ 5. 2003, được Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trương (CRES), Đại học quốc gia Hà nội phối hợp với trường Đại học nông nghiêp Hà Nội (HAU) và trường Đại học dược Hà Nội (HCP) tổ chức. Mục tiêu của hội thảo là để :
1. Xác định khả năng thành lập mạng lưới bảo tồn ĐDSH và xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam.
2. Tập hơp các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách xác định hướng chiến lược bảo tồn ĐDSH và xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chương trình hành động ĐDSH ở Việt Nam.
3. Chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế MMSEA (vùng núi nội địa Đông Nam A) lần thứ IV tại Huế.
Kết quả của Hội thảo là đã thành lập được “mạng lưới bảo tồn ĐDSH và xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam” với sự tham gia của hơn 60 thành viên thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và nhiều nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Hội nghị đã được nghe 21 báo cáo và tham luận, được công bố trong tuyển tập này.
Tuyển tập bao gồm một báo cáo chung về Đa dạng sinh học và đời sống con người. Tiếp đó là các báo cáo về ĐDSH trong nông nghiệp, ĐDSH các loài hoang dai, ĐDSH và tri thức bản địa, các vấn đề về giới và du lịch sinh thái.
Để có Hội thảo này, Ban tổ chức xin chân thành cám ơn UBND tỉnh Lào Cai và UBND huyện Sa Pa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và tiến hành Hội thảo ở tỉnh nhà. Chân thành cám ơn tổ chức SIDA Thuỵ Điển đã hỗ trợ về mặt kinh phí. Đặc biệt cám ơn các báo cáo viên, các đại biểu đã không quản đường sá xa xôi về dự hội thảo và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng làm cho Hội thảo thành công tốt đẹp.
[:en]
Hội thảo “Đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam” tại Sa Pa, tỉnh Lao Cai, Việt Nam từ ngày 26 đến 28/ 5. 2003, được Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trương (CRES), Đại học quốc gia Hà nội phối hợp với trường Đại học nông nghiêp Hà Nội (HAU) và trường Đại học dược Hà Nội (HCP) tổ chức. Mục tiêu của hội thảo là để :
1. Xác định khả năng thành lập mạng lưới bảo tồn ĐDSH và xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam.
2. Tập hơp các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách xác định hướng chiến lược bảo tồn ĐDSH và xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chương trình hành động ĐDSH ở Việt Nam.
3. Chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế MMSEA (vùng núi nội địa Đông Nam A) lần thứ IV tại Huế.
Kết quả của Hội thảo là đã thành lập được “mạng lưới bảo tồn ĐDSH và xoá đói giảm nghèo ở vùng núi Việt Nam” với sự tham gia của hơn 60 thành viên thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và nhiều nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Hội nghị đã được nghe 21 báo cáo và tham luận, được công bố trong tuyển tập này.
Tuyển tập bao gồm một báo cáo chung về Đa dạng sinh học và đời sống con người. Tiếp đó là các báo cáo về ĐDSH trong nông nghiệp, ĐDSH các loài hoang dai, ĐDSH và tri thức bản địa, các vấn đề về giới và du lịch sinh thái.
Để có Hội thảo này, Ban tổ chức xin chân thành cám ơn UBND tỉnh Lào Cai và UBND huyện Sa Pa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và tiến hành Hội thảo ở tỉnh nhà. Chân thành cám ơn tổ chức SIDA Thuỵ Điển đã hỗ trợ về mặt kinh phí. Đặc biệt cám ơn các báo cáo viên, các đại biểu đã không quản đường sá xa xôi về dự hội thảo và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng làm cho Hội thảo thành công tốt đẹp.
[:]