[:vi]Ngày 16/3/2016, tại phòng họp Trung tâm, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức bảo vệ cấp Đại học Quốc gia luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh PHẠM HOÀI NAM, với đề tài Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên, thuộc ngành Khoa học môi trường, chuyên ngành Môi trường trong phát triển bền vững.
Các kết quả chính của luận án bao gồm: (i) áp dụng khung lý thuyết hệ sinh thái – xã hội để nghiên cứu phát triển bền vững cho khu vực tuyến đường tuần tra biên giới ở Tây Nguyên; (ii) đánh giá sự thay đổi của các hợp phần hệ sinh thái – xã hội do tác động của việc xây dựng và hoạt động của tuyến đường tuần tra biên giới ở khu vực biên giới Tây Nguyên; và (iii) đề xuất mô hình quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý về môi trường, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học môi trường… trong quy hoạch lãnh thổ, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng Tây Nguyên.
Báo cáo luận án đã nhận được sự đóng góp của Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia và được đánh giá cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đóng góp vào công cuộc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên tại vùng biên giới, nơi có các đường tuần tra biên giới đi qua.
[:en]Ngày 16/3/2016, tại phòng họp Trung tâm, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức bảo vệ cấp Đại học Quốc gia luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh PHẠM HOÀI NAM, với đề tài Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên, thuộc ngành Khoa học môi trường, chuyên ngành Môi trường trong phát triển bền vững.
Các kết quả chính của luận án bao gồm: (i) áp dụng khung lý thuyết hệ sinh thái – xã hội để nghiên cứu phát triển bền vững cho khu vực tuyến đường tuần tra biên giới ở Tây Nguyên; (ii) đánh giá sự thay đổi của các hợp phần hệ sinh thái – xã hội do tác động của việc xây dựng và hoạt động của tuyến đường tuần tra biên giới ở khu vực biên giới Tây Nguyên; và (iii) đề xuất mô hình quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý về môi trường, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học môi trường… trong quy hoạch lãnh thổ, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng Tây Nguyên.
Báo cáo luận án đã nhận được sự đóng góp của Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia và được đánh giá cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đóng góp vào công cuộc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên tại vùng biên giới, nơi có các đường tuần tra biên giới đi qua.
Tags: NGHIÊN CỨU SINH