Kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng thực vật lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị

[:vi]

 


Th.S. Hàn Tuyết Mai

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN

 Mở đầu

Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của người dân bản địa cùng với kiến thức trong quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng được thừa nhận nhiều hơn. Kiến thức bản địa được coi là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng dân tộc (Warren, 1995) tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý (Luise, 1998). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức bản địa trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức bản địa cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Dao, Mường, H’mong (Mèo), Tày, Nùng, Thái (ở vùng núi phía Bắc) và J’rai, M’nông ở Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên – Huế. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thường (2003), Lê Thị Diên (2002), Hoàng Xuân Tý (2000), Lê Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vương Xuân Tình (1998), Nguyễn Thị Quỳ (1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Những nghiên cứu này cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp (Hàn Tuyết Mai, 2004).

[:en]

 


Th.S. Hàn Tuyết Mai

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN

 Mở đầu

Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của người dân bản địa cùng với kiến thức trong quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng được thừa nhận nhiều hơn. Kiến thức bản địa được coi là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng dân tộc (Warren, 1995) tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý (Luise, 1998). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức bản địa trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức bản địa cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Dao, Mường, H’mong (Mèo), Tày, Nùng, Thái (ở vùng núi phía Bắc) và J’rai, M’nông ở Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên – Huế. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thường (2003), Lê Thị Diên (2002), Hoàng Xuân Tý (2000), Lê Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vương Xuân Tình (1998), Nguyễn Thị Quỳ (1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Những nghiên cứu này cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp (Hàn Tuyết Mai, 2004).

[:][:vi]

Cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, Quảng Trị từ lâu đời đã có cuộc sống gắn bó với núi rừng. Trong điều kiện hiện nay khi mà diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, rừng và đất rừng được Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn thì cuộc sống của người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Vấn đề bức bách được đặt ra là làm thế nào để người dân địa phương có thể cải thiện được đời sống đồng thời tài nguyên rừng được bảo vệ và quản lý bền vững dựa trên chính những kiến thức của mình, vốn được coi như một nguồn nội lực phát triển quan trọng.

 Hướng tới mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các kiến thức và kinh nghiệm của người Vân Kiều trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng làm cơ sở thông tin cho các nhà làm công tác bảo tồn và phát triển chọn lọc để áp dụng trong bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (1) Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp các thông tin từ các tài liệu, công trình nghiên cứu về người Vân Kiều; (2) Phương pháp thu thập và sử dụng kiến thức bản địa (Viện Quốc tế Tái thiết Nông thôn, 1996 – Tố Linh và Hoàng Xuân Tý biên dịch); và (3) Phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học (Martin, 2002).

Kết quả và thảo luận

Vài nét về điều kiện tự nhiên-kinh tế và xã hội của điểm nghiên cứu

Húc Nghì là một trong 11 xã thuộc vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích là 51.607 ha, nằm gọn trong điều kiện địa hình núi thấp (300-400 m so với mực nước biển) và có độ dốc lớn, trong đó đất rừng chiếm đến 66%, đất nông nghiệp ít (UBND tỉnh Quảng Trị, 2000). Khu vực này thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-23oC, cao nhất có lúc lên đến 39-40oC (vào tháng 6, 7), nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 5oC (tháng 12 hàng năm). Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.500-3.000 mm (mưa nhiều nhất là vào tháng 10 và 11). Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-87% (UBND tỉnh Quảng Trị, 2000).

Xã Húc Nghì tập trung phần lớn người Vân Kiều (khoảng 94%). Cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, Quảng Trị từ lâu đời đã có cuộc sống gắn bó với núi rừng. Theo truyền thống, người Vân Kiều sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt nương rẫy, săn bắn và hái lượm (Khổng Diễn, 2003). Trong canh tác nương rẫy, người Vân Kiều rất ít hoặc không dùng phân bón, phương thức canh tác chính là quảng canh hoặc bán thâm canh với quy trình: phát – đốt – chọc lỗ – tra hạt bằng các công cụ thô sơ cổ truyền như dao phát, rìu và gậy chọc lỗ, v.v… (VDTH, 1978).

ở xã Húc Nghì, thiếu đất nông nghiệp đang là khó khăn lớn đối với vấn đề an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn của địa phương (66%) có thể được coi là tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng

Là một thôn bản gần kề với rừng, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ở thôn Là Tó gắn bó chặt chẽ với rừng núi. Tài nguyên rừng, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ như mây, lồ ô, giang, tre, nứa, lá nón, các loại rau rừng, cây thuốc, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân ở đây. Các sản phẩm này thường được khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Một số lâm sản ngoài gỗ hiện đang đóng góp vào nguồn thu nhập của hộ gia đình đó là: mây, lá nón, đót. Tuy nhiên mức thu nhập từ các sản phẩm này thấp. Qua điều tra sơ bộ, ước tính mức thu nhập từ một số lâm sản ngoài gỗ của người dân ở thôn Là Tó như sau:

Bảng 1. Thu nhập từ một số loại lâm sản ngoài gỗ

TT

Lâm sản ngoài gỗ

Mức thu nhập bình quân hộ/năm

1

Mây

200.000 đ

2

Đót

150.000 đ

3

Lá nón

175.000 đ

4

Cỏ nhộng

30.000 đ

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa năm 2004

ở thôn Là Tó, 28,5% số hộ không có khả năng và điều kiện để khai thác lâm sản. Đối với những hộ còn lại, lâm sản ngoài gỗ chiếm 20-30% trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Lý do là thị trường cho những lâm sản này hiện chưa phát triển, hơn nữa vì người dân ở đây cũng chưa có thói quen khai thác để bán nhằm mục đích thương mại. Mặt khác, do các khu rừng lân cận mà họ được phép khai thác để sử dụng là rừng tái sinh nên nguồn lâm sản cũng đã bị cạn kiệt dần khi nhu cầu tăng lên do dân số tăng, muốn khai thác phải đi xa, nên người dân cũng không có đủ điều kiện về nhân lực.

Thêm vào đó, theo quy định của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông (KBT), người dân cũng không được phép khai thác lâm sản (gỗ) cho mục đích kinh tế. Ngoài gỗ, các sản phẩm khác được phép khai thác một phần tại các vùng rừng gần nhà, vừa để sử dụng vừa để bán. Tuy nhiên, rừng gần thôn bản nói chung đã cạn kiệt. Nếu muốn khai thác, người dân phải đi sâu vào trong rừng của Khu Bảo tồn.

Như vậy, trong điều kiện hiện nay khi mà diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, tài nguyên rừng – nguồn sinh kế quan trọng của họ đang ngày càng bị suy giảm và hạn chế bởi các quy định quản lý của Nhà nước thì người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.

Hệ thống kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng quản lý tài nguyên rừng

Qua quá trình sống gắn bó lâu đời với núi rừng người dân bản địa đã tích lũy được các kiến thức và kinh nghiệm mưu sinh phong phú, đa dạng và quý giá. Hệ thống kiến thức bản địa của người Vân Kiều liên quan đến tài nguyên rừng có nhiều dạng, bao gồm thông tin, kinh nghiệm và kỹ thuật/công nghệ khai thác, sử dụng, chế biến và phát triển, các loại công cụ, nguồn nhân lực (bao gồm chuyên gia địa phương, tổ chức của cộng đồng) và về tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ nghi và các giá trị văn hóa, v.v…

Kiến thức dưới dạng thông tin

Những hiểu biết của người dân về các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, thời vụ khai thác, cách thức khai thác, các hiểu biết về điều kiện môi trường xung quanh, v.v… được xếp vào dạng kiến thức thông tin. Trong số đó, thông tin về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng là tương đối đồng nhất; nhưng hiểu biết về môi trường xung quanh của các lâm sản đó lại có sự khác biệt lớn và chỉ một vài cá nhân có được (1 trong số 15 người được phỏng vấn có kiến thức này) bởi vì những hiểu biết này phụ thuộc vào thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế (Bảng 2).

Bảng 2. Một số loài lâm sản ngoài gỗ được khai thác, sử dụng thường xuyên

TT

Tên lâm sản ngoài gỗ

Hiểu biết về đặc điểm của lâm sản khi khai thác

Hiểu biết về đặc điểm của môi trường sống

1

Mây

Thân dài 100 m, da thân xanh đậm, quả giống nhãn rừng, khả năng tái sinh sau 5 năm

Mọc ở ven suối, đất đỏ có thân to hơn, cây mây roòng thường mọc bên cây dổi

2

Lá nón

Cây già không còn vỏ thân, cao 1 m, lấy lá non màu trắng

Mọc ở rừng già, đất màu đỏ

3

Lá cọ

Lá già, xanh đậm, đuôi lá chuyển màu vàng, thân cây cao 4 m

Mọc ở rừng già

4

Cây đót

Bông màu trắng bạc, lá xanh, thân cao 3 m

Thường mọc với cây ngải hương, có ở rừng già và rừng tái sinh

5

Lá tro

Già, lá xanh, cây cao 10 m, khả năng tái sinh sau 3-4 năm, sau 10 năm có thể cho 50 lá/cây

Mọc ở rừng già

6

Lồ ô

Già, thân lá chuyển màu vàng, lóng dài 60 cm, khả năng tái sinh sau 3 năm

Mọc ở rừng tái sinh, bên khe suối

7

Cây dang

Già, lấy thân chính, lóng dài 50-60 cm, thân xanh không có vỏ úp, khả năng tái sinh sau 3-4 năm

Mọc ở rừng tái sinh

8

Cỏ nhộng

Thân cỏ phát triển tốt

Mọc ở ven suối

9

Môn

Thân lá phát triển tốt

Mọc ở ven suối

10

Rau dớn

Lá xanh non

Mọc ở ven suối

Mối quan tâm, hiểu biết của người dân về các lâm sản có sự phân biệt theo giới. Nam giới thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các loài vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như nhóm song, mây và nhóm cây thuốc có công dụng tăng cường sức khỏe và chữa bệnh về tiêu hóa, còn phụ nữ quan tâm đến các loài làm thực phẩm cho người và gia súc như nhóm măng, rau, đặc biệt là những loại mang nhiều công dụng và một số cây thuốc liên quan đến các bệnh tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ.

Bảng 3. Mối quan tâm ưu tiên đối với một số loài lâm sản ngoài gỗ theo giới

Xếp loại ưu tiên theo giới nữ

Xếp loại ưu tiên theo giới nam

Môn vót

1

Lồ ô

1

Nấm mèo

2

Giang

2

Măng

2

Lá cọ

2

Chuối rừng

2

Đót

3

Rau dớn

3

Mây

4

Tiêu chí: Bán được, sử dụng được nhiều bộ phận, dễ lấy

Tiêu chí: Phát triển nhanh, dễ khai thác, nhiều công dụng

Ghi chú: Mức độ quan tâm cao được biểu thị bằng số hạng nhỏ.

Người dân ở đây có kiến thức phân loại, thể hiện trong cách họ phân biệt các loại khác nhau thuộc cùng một nhóm lâm sản, ví dụ nhóm cây mây gồm có mây đắng, mây nước, mây rạ, mây tắt, mây song. Loại kiến thức này có thể sẽ hữu dụng trong công tác chọn giống và phát triển những lâm sản có tiềm năng giá trị kinh tế cao, phục vụ cho đời sống của người dân.

Cách thức khai thác thực vật lâm sản ngoài gỗ của người dân dựa trên trên sự hiểu biết về khả năng sinh trưởng và tái sinh của chúng, đặc biệt đối với một số loài thể hiện tính chọn lọc và bảo tồn rất rõ. Người dân cho biết cây mây có khả năng tái sinh sau 5 năm và vì một cây với ba ngọn (tiếng địa phương là “đọt”) sau một năm có thể cho ra 36 lá nên khi khai thác phải để lại ba lá non để cho cây phát triển tiếp. Kiến thức này của họ nếu so sánh với kiến thức kỹ thuật hiện đại là không có sự khác biệt: ”Mây nếp trong vườn ươm… với 3-4 lá là có thể đem trồng” (DALSNG, 2004).

Kiến thức dưới dạng công cụ sản xuất và văn hóa

Người Vân Kiều tự sản xuất nhiều loại công cụ sản xuất, các công cụ văn hóa và trang phục với những hình dáng hoa văn, kích cỡ rất độc đáo, đa dạng. Dụng cụ sản xuất của người Vân Kiều rất đa dạng. Ví dụ, dụng cụ để đựng cũng đã có tới gần chục loại như cùi lúa, cùi củi, chài (A đừ) để bỏ cá (Đư xa rao) hoặc bỏ rựa, truốt lúa (Ka ri ơ), sảy lúa (Lồ ô)… Tuy nhiên, kiến thức loại này không được truyền thụ lại cho con cháu và hầu như đã mai một. Hiện nay chỉ có hai người chuyên đan lát trong thôn.

Trong đời sống văn hóa, kiến thức loại này của đồng bào Vân Kiều cũng thể hiện sự phong phú. Có đến 7 loại nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều được làm từ một số loại cây rừng. Các loại nhạc cụ này được sử dụng vào những dịp lễ hội khác nhau. Tuy nhiên những nhạc cụ này chỉ còn được lưu giữ tại các bảo tàng chứ trên thực tế ở thôn Là Tó không còn tồn tại.

Thời xa xưa tổ tiên người Vân Kiều sử dụng vỏ một loại cây để làm áo, khăn, khố, hay đan chiếu với vật liệu từ một loại cây rừng (Trương Đình Anh, phỏng vấn ngày 10/9/2004). Tuy nhiên, ngày nay, những kiến thức này hoàn toàn đã không còn lưu lại trong trí nhớ của người dân, kể cả những người già trong thôn.

Kiến thức dưới dạng kỹ thuật/công nghệ

Một số kiến thức ở dạng kỹ thuật trong khai thác lâm sản ngoài gỗ như khai thác mật ong là dạng kiến thức đặc biệt (rất ít người có). Bên cạnh những kiến thức kỹ thuật đặc biệt cũng có những kiến thức kỹ thuật mang tính phổ thông (mọi người trong cộng đồng đều nắm được), như kiến thức xử lý mọt cây lồ ô, hay kỹ thuật đơn giản như cách chặt cây, hay cách lợi dụng dòng chảy của con suối để vận chuyển củi đốt mà họ thu lượm được từ rừng.

Kiến thức dưới dạng tín ngưỡng, phong tục tập quán

Người Vân Kiều có những phong tục tập quán lâu đời nhằm giữ gìn một số vùng đất quan trọng cho thôn bản. Những tập quán này góp phần giữ gìn các vùng đất đầu nguồn nước, hay những nơi rừng tốt khỏi việc khai thác một cách bừa bãi. Ví dụ, các bản Vân Kiều đều có các khu rừng cấm được gọi là “cà nịa”. Rừng này do trưởng bản hay già làng quản lý nhằm giữ gìn để yên ổn làm ăn. Tại các “cà nịa” người dân bản chỉ có thể vào chứ không được động chạm vào cây rừng vì họ quan niệm rằng trong cây đa (tiếng địa phương là suri) có thần hay cây xoài rừng có Ma lai, nếu chạm phải sẽ bị đau. Các sản phẩm hoa quả trong đó ai thấy có thể hái ăn tại chỗ chứ không được mang về. Một loại rừng cấm khác cũng bị nghiêm ngặt trong việc khai thác là “rừng ma” – là nơi chôn người chết của bản và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm khai thác.

Thôn Là Tó có cơ chế tự quản từ lâu đời và hiện vẫn được duy trì khá hiệu quả. Cơ chế này có thể được xem như là quản lý cộng đồng, nó cho phép các thành viên trong cộng đồng được tiếp cận và hưởng lợi từ rừng nhưng loại trừ người ngoài, hoặc thôn ngoài. Tổ chức cao nhất của cơ chế tự quản này là Hội đồng Già làng. Tuy nhiên, vai trò của Hội đồng Già làng ngày nay chủ yếu là chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản như ma chay, cúng lễ.

Một số quan niệm, kiêng kỵ của người Vân Kiều như không chặt cây to (cây xoài rừng) hay không được làm uế tạp trước cửa hang con nhím (tên địa phương là Xu kai) hiện nay vẫn lưu truyền trong cộng đồng. Nhờ chính niềm tin và phong tục truyền thống này của cộng đồng bản địa ở đây mà một bộ phận rừng đã được bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý thức bảo tồn của người dân có thể được nâng cao nếu quan niệm truyền thống của họ được trân trọng và được khuyến khích một cách hợp lý.

Một điều đáng tiếc là những kiến thức liên quan đến lĩnh vực văn hóa như các câu chuyện dân gian, bài thơ hay bài hát dân tộc không ghi nhận được bởi vì người dân không còn nhớ. Ngày nay, con cháu của những người Vân Kiều không còn được nghe ông bà hay bố mẹ kể lại cho nghe các câu chuyện từ thời tổ tiên xa xưa. Truyện cổ Vân Kiều – một trong những kiệt tác của kho tàng văn học quý giá của quốc gia, chứa đựng những quan niệm của người Vân Kiều về vũ trụ, về vạn vật và cách ứng xử của con người với thiên nhiên, cây cỏ, lại hoàn toàn xa lạ với chính những người Vân Kiều ở thôn Là Tó này.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng tài nguyên rừng khá phong phú và ở một vài lĩnh vực đã đạt đến những trình độ tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian, với cách truyền thụ kiến thức bằng miệng cộng thêm với việc bị mất dần cơ hội thực hành đã khiến cho nhiều loại kiến thức đã bị mai một, một số hoàn toàn không còn tồn tại.

Những cơ hội và thách thức của việc áp dụng kiến thức bản địa trong quản lý lâm sản ngoài gỗ ở địa phương

Từ thực tế nghiên cứu, có thể thấy rằng, việc áp dụng kiến thức của họ vào quản lý lâm sản ngoài gỗ của địa phương có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là mọi người dân trong cộng đồng đều cho rằng cơ chế quản lý rừng của cộng đồng hiện có rất hiệu quả và họ đều mong muốn được tham gia quản lý bảo vệ rừng, được trả tiền cho công tác bảo vệ với điều kiện các khu rừng phải ở kề cận thôn bản. Nếu cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng này có cơ hội được phát huy thì nó sẽ góp phần không nhỏ đối với công tác bảo tồn và quản lý rừng. Bên cạnh đó sự ủng hộ của Ban Quản lý Khu Bảo tồn và sự công nhận về vai trò quan trọng của người dân địa phương trong công tác bảo tồn và phát triển rừng, nhất là những chính sách gần đây của Nhà nước cũng là những thuận lợi giúp cho các kiến thức của người dân có cơ hội được vận dụng và phát huy.

Những khó khăn là do nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ngày càng khan hiếm, người dân thiếu môi trường thực hành các kiến thức bản địa có giá trị và cũng mất cơ hội truyền đạt lại cho thế hệ con cháu nên có nguy cơ các kiến thức này sẽ dần bị mai một. Mặt khác, do điều kiện đời sống khó khăn và thiếu sự hỗ trợ của bên ngoài nên việc phát triển lâm sản ngoài gỗ với việc áp dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương cũng sẽ gặp nhiều trở ngại. Một khó khăn nữa là chính nhận thức của giới trẻ Vân Kiều ngày nay cũng đã thay đổi, họ tìm kiếm những cơ hội mưu sinh khác chứ không quan tâm học hỏi kinh nghiệm từ ông bà cha mẹ trong việc khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra cơ hội và khả năng tiếp cận thị trường của người dân cho những sản phẩm truyền thống từ lâm sản ngoài gỗ bị hạn chế đã khiến cho giá trị của các kiến thức bản địa (làm nên bản sắc văn hóa của người Vân Kiều: trang phục, sản phẩm thủ công…) không còn được chính người dân đề cao, và vì vậy không được phát huy sử dụng để nâng cao đời sống cho chính họ.

Kết luận

Đời sống của người dân ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì còn gặp rất nhiều khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu đó là tình trạng thiếu đất nông nghiệp (kể cả ruộng nước và đất rẫy), nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm và hạn chế khai thác bởi quy định của Nhà nước. Trong khi cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào rừng, đặc biệt là những hộ nghèo, nếu không có giải pháp quản lý phù hợp thì khi nguồn tài nguyên rừng dần bị cạn kiệt đời sống của người dân càng trở nên khó khăn hơn.

Nghiên cứu ban đầu về những kinh nghiệm và kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng và quản lý tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở thôn Là Tó cho thấy họ có kho kiến thức khá phong phú về sử dụng và quản lý tài nguyên rừng. Kiến thức của họ tồn tại dưới nhiều dạng loại, một số mang giá trị bảo tồn và văn hóa có giá trị cao. Kiến thức quản lý dưới dạng cơ chế tự quản có thể phát huy hiệu quả cao nếu được khuyến khích và tạo cơ hội sử dụng. Tuy nhiên, cùng với sự mất đi của tài nguyên rừng, kho kiến thức của họ cũng đang bị mai một dần, thậm chí một số kiến thức hoàn toàn không còn.

Vì vậy, để giúp người dân cải thiện được đời sống đồng thời tham gia bảo vệ rừng dựa vào những kiến thức của họ cần có các giải pháp để hỗ trợ phát triển cho người dân. Chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

    Cần tiếp tục nghiên cứu và tư liệu hóa các kiến thức sử dụng, quản lý tài nguyên rừng (động vật, thực vật, và nhiều dạng tài nguyên rừng khác) để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những kiến thức bản địa phù hợp vào trong các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất;

    Khuyến khích và phát huy cơ chế quản lý hiện tại của thôn, xây dựng hương ước thôn bản và lưu giữ thành văn bản;

    Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững các loài thực vật lâm sản ngoài gỗ dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại;

    Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ với việc sử dụng các kiến thức khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững lâm sản ngoài gỗ để chính người dân địa phương nhận ra và trân trọng chính những giá trị văn hóa đang tồn tại của họ;

    Khôi phục và phát triển nghề thủ công tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân từ các sản phẩm văn hóa truyền thống của họ.

tài liệu tham khảo

1.     DALSNG (Dự án Lâm sản Ngoài gỗ), 2004. Tài liệu tập huấn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh doanh cây mây. Tài liệu biên soạn phục vụ cho Dự án LSNG, Tuyên Hóa, Quảng Bình.

2.     Dự án SMACODA, 2004. Báo cáo điều tra tình hình kinh tế-xã hội của vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông, Quảng Trị. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.     Hàn Tuyết Mai, 2004. Kiến thức bản địa trong quản lý rừng ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Tài nguyên và Môi trường năm 2003-2004. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 203-215.

4.     Hoàng Cầm, 1998. Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tục lệ và tập quán của đồng bào Thái ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Việt-Thái về “Các cộng đồng dân tộc trong môi trường đang thay đổi”, Chiang Mai, 9-15/12/1998.

5.     Hoàng Xuân Tý, 2000. Kiến thức bản địa trong các chương trình phát triển vùng cao: hiện trạng và tiềm năng. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc gia “Sử dụng kiến thức bản địa trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao”, 21-22/3/2000, Hà Nội.

6.     Khổng Diễn, 2003. Các vấn đề sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội ở vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình – Quảng Trị. Báo cáo đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước KC.08.07 “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình-Quảng Trị”. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7.     Lê Thị Diên, 2002. Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng của một số dân tộc ít người thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang: Thực trạng và xu hướng phát triển. Đề án nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan.

8.     Lê Trọng Cúc, 1998. Mối quan hệ giữ kiến thức bản địa, văn hóa và môi trường ở vùng núi Việt Nam. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 211-220.

9.     Nguyễn Thị Quỳ, 1998. Kiến thức bản địa về cây thuốc của người Mường Hòa Bình. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 269-286.

10.  Nguyễn Văn Thường, 2003. Nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Rai trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên. Đề án nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan.

11.  UBND tỉnh Quảng Trị, 2000. Báo cáo tổng kết năm.

12.  Vương Xuân Tình, 1998. Tập quán bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên với việc xây dựng quy ước làng bản hiện nay của hai dân tộc Tày-Nùng. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 221-250.

13.  VDTH (Viện Dân tộc học Việt Nam), 1978. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14.  Viện Quốc tế Tái thiết Nông thôn (IIRR), 1996. Sổ tay thu thập và sử dụng kiến thức bản địa (Tố Linh và Hoàng Xuân Tý: biên dịch). Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Hà Nội.

15.  Luise, G., 1999. Methods of Indigenous Knowledge Research. Project “Assessment of Indigenous Technical Knowledge of Ethnic Minorities in Agriculture and Natural Resource Management”, IDRC, RCFEE, Hanoi.

16.  Martin G.J, 2002. Thực vật dân tộc học: Sách hướng dẫn phương pháp. Chương trình Con người và Cây cỏ, WWF-UNESCO-Royal Botanic Gardens (Bành Như Cương chỉnh lý dịch thuật). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17.  Warren D.M., 1995. The Cultural Dimensions of Development, Indigenous Development System. Leiden.


PRELIMINARY STUDY ON INDIGENOUS KNOWLEDGE IN UTILIZATION AND MANAGEMENT OF FOREST RESOURCES OF VAN KIEU COMMUNITY IN LA TO HAMLET, HUC NGHI COMMUNE,

DAK RONG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE

Han Tuyet Mai

Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU, Hanoi

This paper is a case study of indigenous knowledge in forest resource utilization and management of the Van Kieu minority ethnic community in La To Hamlet, Huc Nghi Commune, Da Krong District, Quang Tri Province.

   The community located closely to the forest, therefore it has rich and diverse knowledge in utilizing and managing forest resources, including non-timber forest products. Knowledge in some forms bringing high protective and cultural values can effectively contribute to forest conservation when they are recognized, respected and applied to practice. However, a part of the indigenous knowledge system with high cultural value has been erosen, even disappeared since the environment for practising them has increasingly been limited.

   The author suggests that further study in indigenous knowledge in utilization and management of other types of forest resources should be conducted so that it will be fully explored, thus making contributions to improving the local livelihoods and at the same time conserving forest resources.

 

[:en]

Cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, Quảng Trị từ lâu đời đã có cuộc sống gắn bó với núi rừng. Trong điều kiện hiện nay khi mà diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, rừng và đất rừng được Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn thì cuộc sống của người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Vấn đề bức bách được đặt ra là làm thế nào để người dân địa phương có thể cải thiện được đời sống đồng thời tài nguyên rừng được bảo vệ và quản lý bền vững dựa trên chính những kiến thức của mình, vốn được coi như một nguồn nội lực phát triển quan trọng.

 Hướng tới mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các kiến thức và kinh nghiệm của người Vân Kiều trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng làm cơ sở thông tin cho các nhà làm công tác bảo tồn và phát triển chọn lọc để áp dụng trong bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (1) Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp các thông tin từ các tài liệu, công trình nghiên cứu về người Vân Kiều; (2) Phương pháp thu thập và sử dụng kiến thức bản địa (Viện Quốc tế Tái thiết Nông thôn, 1996 – Tố Linh và Hoàng Xuân Tý biên dịch); và (3) Phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học (Martin, 2002).

Kết quả và thảo luận

Vài nét về điều kiện tự nhiên-kinh tế và xã hội của điểm nghiên cứu

Húc Nghì là một trong 11 xã thuộc vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích là 51.607 ha, nằm gọn trong điều kiện địa hình núi thấp (300-400 m so với mực nước biển) và có độ dốc lớn, trong đó đất rừng chiếm đến 66%, đất nông nghiệp ít (UBND tỉnh Quảng Trị, 2000). Khu vực này thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-23oC, cao nhất có lúc lên đến 39-40oC (vào tháng 6, 7), nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 5oC (tháng 12 hàng năm). Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.500-3.000 mm (mưa nhiều nhất là vào tháng 10 và 11). Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-87% (UBND tỉnh Quảng Trị, 2000).

Xã Húc Nghì tập trung phần lớn người Vân Kiều (khoảng 94%). Cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, Quảng Trị từ lâu đời đã có cuộc sống gắn bó với núi rừng. Theo truyền thống, người Vân Kiều sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt nương rẫy, săn bắn và hái lượm (Khổng Diễn, 2003). Trong canh tác nương rẫy, người Vân Kiều rất ít hoặc không dùng phân bón, phương thức canh tác chính là quảng canh hoặc bán thâm canh với quy trình: phát – đốt – chọc lỗ – tra hạt bằng các công cụ thô sơ cổ truyền như dao phát, rìu và gậy chọc lỗ, v.v… (VDTH, 1978).

ở xã Húc Nghì, thiếu đất nông nghiệp đang là khó khăn lớn đối với vấn đề an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn của địa phương (66%) có thể được coi là tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng

Là một thôn bản gần kề với rừng, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ở thôn Là Tó gắn bó chặt chẽ với rừng núi. Tài nguyên rừng, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ như mây, lồ ô, giang, tre, nứa, lá nón, các loại rau rừng, cây thuốc, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân ở đây. Các sản phẩm này thường được khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Một số lâm sản ngoài gỗ hiện đang đóng góp vào nguồn thu nhập của hộ gia đình đó là: mây, lá nón, đót. Tuy nhiên mức thu nhập từ các sản phẩm này thấp. Qua điều tra sơ bộ, ước tính mức thu nhập từ một số lâm sản ngoài gỗ của người dân ở thôn Là Tó như sau:

Bảng 1. Thu nhập từ một số loại lâm sản ngoài gỗ

TT

Lâm sản ngoài gỗ

Mức thu nhập bình quân hộ/năm

1

Mây

200.000 đ

2

Đót

150.000 đ

3

Lá nón

175.000 đ

4

Cỏ nhộng

30.000 đ

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa năm 2004

ở thôn Là Tó, 28,5% số hộ không có khả năng và điều kiện để khai thác lâm sản. Đối với những hộ còn lại, lâm sản ngoài gỗ chiếm 20-30% trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Lý do là thị trường cho những lâm sản này hiện chưa phát triển, hơn nữa vì người dân ở đây cũng chưa có thói quen khai thác để bán nhằm mục đích thương mại. Mặt khác, do các khu rừng lân cận mà họ được phép khai thác để sử dụng là rừng tái sinh nên nguồn lâm sản cũng đã bị cạn kiệt dần khi nhu cầu tăng lên do dân số tăng, muốn khai thác phải đi xa, nên người dân cũng không có đủ điều kiện về nhân lực.

Thêm vào đó, theo quy định của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông (KBT), người dân cũng không được phép khai thác lâm sản (gỗ) cho mục đích kinh tế. Ngoài gỗ, các sản phẩm khác được phép khai thác một phần tại các vùng rừng gần nhà, vừa để sử dụng vừa để bán. Tuy nhiên, rừng gần thôn bản nói chung đã cạn kiệt. Nếu muốn khai thác, người dân phải đi sâu vào trong rừng của Khu Bảo tồn.

Như vậy, trong điều kiện hiện nay khi mà diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, tài nguyên rừng – nguồn sinh kế quan trọng của họ đang ngày càng bị suy giảm và hạn chế bởi các quy định quản lý của Nhà nước thì người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.

Hệ thống kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng quản lý tài nguyên rừng

Qua quá trình sống gắn bó lâu đời với núi rừng người dân bản địa đã tích lũy được các kiến thức và kinh nghiệm mưu sinh phong phú, đa dạng và quý giá. Hệ thống kiến thức bản địa của người Vân Kiều liên quan đến tài nguyên rừng có nhiều dạng, bao gồm thông tin, kinh nghiệm và kỹ thuật/công nghệ khai thác, sử dụng, chế biến và phát triển, các loại công cụ, nguồn nhân lực (bao gồm chuyên gia địa phương, tổ chức của cộng đồng) và về tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ nghi và các giá trị văn hóa, v.v…

Kiến thức dưới dạng thông tin

Những hiểu biết của người dân về các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, thời vụ khai thác, cách thức khai thác, các hiểu biết về điều kiện môi trường xung quanh, v.v… được xếp vào dạng kiến thức thông tin. Trong số đó, thông tin về đối tượng lâm sản được khai thác sử dụng là tương đối đồng nhất; nhưng hiểu biết về môi trường xung quanh của các lâm sản đó lại có sự khác biệt lớn và chỉ một vài cá nhân có được (1 trong số 15 người được phỏng vấn có kiến thức này) bởi vì những hiểu biết này phụ thuộc vào thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế (Bảng 2).

Bảng 2. Một số loài lâm sản ngoài gỗ được khai thác, sử dụng thường xuyên

TT

Tên lâm sản ngoài gỗ

Hiểu biết về đặc điểm của lâm sản khi khai thác

Hiểu biết về đặc điểm của môi trường sống

1

Mây

Thân dài 100 m, da thân xanh đậm, quả giống nhãn rừng, khả năng tái sinh sau 5 năm

Mọc ở ven suối, đất đỏ có thân to hơn, cây mây roòng thường mọc bên cây dổi

2

Lá nón

Cây già không còn vỏ thân, cao 1 m, lấy lá non màu trắng

Mọc ở rừng già, đất màu đỏ

3

Lá cọ

Lá già, xanh đậm, đuôi lá chuyển màu vàng, thân cây cao 4 m

Mọc ở rừng già

4

Cây đót

Bông màu trắng bạc, lá xanh, thân cao 3 m

Thường mọc với cây ngải hương, có ở rừng già và rừng tái sinh

5

Lá tro

Già, lá xanh, cây cao 10 m, khả năng tái sinh sau 3-4 năm, sau 10 năm có thể cho 50 lá/cây

Mọc ở rừng già

6

Lồ ô

Già, thân lá chuyển màu vàng, lóng dài 60 cm, khả năng tái sinh sau 3 năm

Mọc ở rừng tái sinh, bên khe suối

7

Cây dang

Già, lấy thân chính, lóng dài 50-60 cm, thân xanh không có vỏ úp, khả năng tái sinh sau 3-4 năm

Mọc ở rừng tái sinh

8

Cỏ nhộng

Thân cỏ phát triển tốt

Mọc ở ven suối

9

Môn

Thân lá phát triển tốt

Mọc ở ven suối

10

Rau dớn

Lá xanh non

Mọc ở ven suối

Mối quan tâm, hiểu biết của người dân về các lâm sản có sự phân biệt theo giới. Nam giới thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các loài vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như nhóm song, mây và nhóm cây thuốc có công dụng tăng cường sức khỏe và chữa bệnh về tiêu hóa, còn phụ nữ quan tâm đến các loài làm thực phẩm cho người và gia súc như nhóm măng, rau, đặc biệt là những loại mang nhiều công dụng và một số cây thuốc liên quan đến các bệnh tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ.

Bảng 3. Mối quan tâm ưu tiên đối với một số loài lâm sản ngoài gỗ theo giới

Xếp loại ưu tiên theo giới nữ

Xếp loại ưu tiên theo giới nam

Môn vót

1

Lồ ô

1

Nấm mèo

2

Giang

2

Măng

2

Lá cọ

2

Chuối rừng

2

Đót

3

Rau dớn

3

Mây

4

Tiêu chí: Bán được, sử dụng được nhiều bộ phận, dễ lấy

Tiêu chí: Phát triển nhanh, dễ khai thác, nhiều công dụng

Ghi chú: Mức độ quan tâm cao được biểu thị bằng số hạng nhỏ.

Người dân ở đây có kiến thức phân loại, thể hiện trong cách họ phân biệt các loại khác nhau thuộc cùng một nhóm lâm sản, ví dụ nhóm cây mây gồm có mây đắng, mây nước, mây rạ, mây tắt, mây song. Loại kiến thức này có thể sẽ hữu dụng trong công tác chọn giống và phát triển những lâm sản có tiềm năng giá trị kinh tế cao, phục vụ cho đời sống của người dân.

Cách thức khai thác thực vật lâm sản ngoài gỗ của người dân dựa trên trên sự hiểu biết về khả năng sinh trưởng và tái sinh của chúng, đặc biệt đối với một số loài thể hiện tính chọn lọc và bảo tồn rất rõ. Người dân cho biết cây mây có khả năng tái sinh sau 5 năm và vì một cây với ba ngọn (tiếng địa phương là “đọt”) sau một năm có thể cho ra 36 lá nên khi khai thác phải để lại ba lá non để cho cây phát triển tiếp. Kiến thức này của họ nếu so sánh với kiến thức kỹ thuật hiện đại là không có sự khác biệt: ”Mây nếp trong vườn ươm… với 3-4 lá là có thể đem trồng” (DALSNG, 2004).

Kiến thức dưới dạng công cụ sản xuất và văn hóa

Người Vân Kiều tự sản xuất nhiều loại công cụ sản xuất, các công cụ văn hóa và trang phục với những hình dáng hoa văn, kích cỡ rất độc đáo, đa dạng. Dụng cụ sản xuất của người Vân Kiều rất đa dạng. Ví dụ, dụng cụ để đựng cũng đã có tới gần chục loại như cùi lúa, cùi củi, chài (A đừ) để bỏ cá (Đư xa rao) hoặc bỏ rựa, truốt lúa (Ka ri ơ), sảy lúa (Lồ ô)… Tuy nhiên, kiến thức loại này không được truyền thụ lại cho con cháu và hầu như đã mai một. Hiện nay chỉ có hai người chuyên đan lát trong thôn.

Trong đời sống văn hóa, kiến thức loại này của đồng bào Vân Kiều cũng thể hiện sự phong phú. Có đến 7 loại nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều được làm từ một số loại cây rừng. Các loại nhạc cụ này được sử dụng vào những dịp lễ hội khác nhau. Tuy nhiên những nhạc cụ này chỉ còn được lưu giữ tại các bảo tàng chứ trên thực tế ở thôn Là Tó không còn tồn tại.

Thời xa xưa tổ tiên người Vân Kiều sử dụng vỏ một loại cây để làm áo, khăn, khố, hay đan chiếu với vật liệu từ một loại cây rừng (Trương Đình Anh, phỏng vấn ngày 10/9/2004). Tuy nhiên, ngày nay, những kiến thức này hoàn toàn đã không còn lưu lại trong trí nhớ của người dân, kể cả những người già trong thôn.

Kiến thức dưới dạng kỹ thuật/công nghệ

Một số kiến thức ở dạng kỹ thuật trong khai thác lâm sản ngoài gỗ như khai thác mật ong là dạng kiến thức đặc biệt (rất ít người có). Bên cạnh những kiến thức kỹ thuật đặc biệt cũng có những kiến thức kỹ thuật mang tính phổ thông (mọi người trong cộng đồng đều nắm được), như kiến thức xử lý mọt cây lồ ô, hay kỹ thuật đơn giản như cách chặt cây, hay cách lợi dụng dòng chảy của con suối để vận chuyển củi đốt mà họ thu lượm được từ rừng.

Kiến thức dưới dạng tín ngưỡng, phong tục tập quán

Người Vân Kiều có những phong tục tập quán lâu đời nhằm giữ gìn một số vùng đất quan trọng cho thôn bản. Những tập quán này góp phần giữ gìn các vùng đất đầu nguồn nước, hay những nơi rừng tốt khỏi việc khai thác một cách bừa bãi. Ví dụ, các bản Vân Kiều đều có các khu rừng cấm được gọi là “cà nịa”. Rừng này do trưởng bản hay già làng quản lý nhằm giữ gìn để yên ổn làm ăn. Tại các “cà nịa” người dân bản chỉ có thể vào chứ không được động chạm vào cây rừng vì họ quan niệm rằng trong cây đa (tiếng địa phương là suri) có thần hay cây xoài rừng có Ma lai, nếu chạm phải sẽ bị đau. Các sản phẩm hoa quả trong đó ai thấy có thể hái ăn tại chỗ chứ không được mang về. Một loại rừng cấm khác cũng bị nghiêm ngặt trong việc khai thác là “rừng ma” – là nơi chôn người chết của bản và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm khai thác.

Thôn Là Tó có cơ chế tự quản từ lâu đời và hiện vẫn được duy trì khá hiệu quả. Cơ chế này có thể được xem như là quản lý cộng đồng, nó cho phép các thành viên trong cộng đồng được tiếp cận và hưởng lợi từ rừng nhưng loại trừ người ngoài, hoặc thôn ngoài. Tổ chức cao nhất của cơ chế tự quản này là Hội đồng Già làng. Tuy nhiên, vai trò của Hội đồng Già làng ngày nay chủ yếu là chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản như ma chay, cúng lễ.

Một số quan niệm, kiêng kỵ của người Vân Kiều như không chặt cây to (cây xoài rừng) hay không được làm uế tạp trước cửa hang con nhím (tên địa phương là Xu kai) hiện nay vẫn lưu truyền trong cộng đồng. Nhờ chính niềm tin và phong tục truyền thống này của cộng đồng bản địa ở đây mà một bộ phận rừng đã được bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý thức bảo tồn của người dân có thể được nâng cao nếu quan niệm truyền thống của họ được trân trọng và được khuyến khích một cách hợp lý.

Một điều đáng tiếc là những kiến thức liên quan đến lĩnh vực văn hóa như các câu chuyện dân gian, bài thơ hay bài hát dân tộc không ghi nhận được bởi vì người dân không còn nhớ. Ngày nay, con cháu của những người Vân Kiều không còn được nghe ông bà hay bố mẹ kể lại cho nghe các câu chuyện từ thời tổ tiên xa xưa. Truyện cổ Vân Kiều – một trong những kiệt tác của kho tàng văn học quý giá của quốc gia, chứa đựng những quan niệm của người Vân Kiều về vũ trụ, về vạn vật và cách ứng xử của con người với thiên nhiên, cây cỏ, lại hoàn toàn xa lạ với chính những người Vân Kiều ở thôn Là Tó này.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng tài nguyên rừng khá phong phú và ở một vài lĩnh vực đã đạt đến những trình độ tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian, với cách truyền thụ kiến thức bằng miệng cộng thêm với việc bị mất dần cơ hội thực hành đã khiến cho nhiều loại kiến thức đã bị mai một, một số hoàn toàn không còn tồn tại.

Những cơ hội và thách thức của việc áp dụng kiến thức bản địa trong quản lý lâm sản ngoài gỗ ở địa phương

Từ thực tế nghiên cứu, có thể thấy rằng, việc áp dụng kiến thức của họ vào quản lý lâm sản ngoài gỗ của địa phương có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là mọi người dân trong cộng đồng đều cho rằng cơ chế quản lý rừng của cộng đồng hiện có rất hiệu quả và họ đều mong muốn được tham gia quản lý bảo vệ rừng, được trả tiền cho công tác bảo vệ với điều kiện các khu rừng phải ở kề cận thôn bản. Nếu cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng này có cơ hội được phát huy thì nó sẽ góp phần không nhỏ đối với công tác bảo tồn và quản lý rừng. Bên cạnh đó sự ủng hộ của Ban Quản lý Khu Bảo tồn và sự công nhận về vai trò quan trọng của người dân địa phương trong công tác bảo tồn và phát triển rừng, nhất là những chính sách gần đây của Nhà nước cũng là những thuận lợi giúp cho các kiến thức của người dân có cơ hội được vận dụng và phát huy.

Những khó khăn là do nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ngày càng khan hiếm, người dân thiếu môi trường thực hành các kiến thức bản địa có giá trị và cũng mất cơ hội truyền đạt lại cho thế hệ con cháu nên có nguy cơ các kiến thức này sẽ dần bị mai một. Mặt khác, do điều kiện đời sống khó khăn và thiếu sự hỗ trợ của bên ngoài nên việc phát triển lâm sản ngoài gỗ với việc áp dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương cũng sẽ gặp nhiều trở ngại. Một khó khăn nữa là chính nhận thức của giới trẻ Vân Kiều ngày nay cũng đã thay đổi, họ tìm kiếm những cơ hội mưu sinh khác chứ không quan tâm học hỏi kinh nghiệm từ ông bà cha mẹ trong việc khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra cơ hội và khả năng tiếp cận thị trường của người dân cho những sản phẩm truyền thống từ lâm sản ngoài gỗ bị hạn chế đã khiến cho giá trị của các kiến thức bản địa (làm nên bản sắc văn hóa của người Vân Kiều: trang phục, sản phẩm thủ công…) không còn được chính người dân đề cao, và vì vậy không được phát huy sử dụng để nâng cao đời sống cho chính họ.

Kết luận

Đời sống của người dân ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì còn gặp rất nhiều khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu đó là tình trạng thiếu đất nông nghiệp (kể cả ruộng nước và đất rẫy), nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm và hạn chế khai thác bởi quy định của Nhà nước. Trong khi cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào rừng, đặc biệt là những hộ nghèo, nếu không có giải pháp quản lý phù hợp thì khi nguồn tài nguyên rừng dần bị cạn kiệt đời sống của người dân càng trở nên khó khăn hơn.

Nghiên cứu ban đầu về những kinh nghiệm và kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng và quản lý tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở thôn Là Tó cho thấy họ có kho kiến thức khá phong phú về sử dụng và quản lý tài nguyên rừng. Kiến thức của họ tồn tại dưới nhiều dạng loại, một số mang giá trị bảo tồn và văn hóa có giá trị cao. Kiến thức quản lý dưới dạng cơ chế tự quản có thể phát huy hiệu quả cao nếu được khuyến khích và tạo cơ hội sử dụng. Tuy nhiên, cùng với sự mất đi của tài nguyên rừng, kho kiến thức của họ cũng đang bị mai một dần, thậm chí một số kiến thức hoàn toàn không còn.

Vì vậy, để giúp người dân cải thiện được đời sống đồng thời tham gia bảo vệ rừng dựa vào những kiến thức của họ cần có các giải pháp để hỗ trợ phát triển cho người dân. Chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

    Cần tiếp tục nghiên cứu và tư liệu hóa các kiến thức sử dụng, quản lý tài nguyên rừng (động vật, thực vật, và nhiều dạng tài nguyên rừng khác) để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những kiến thức bản địa phù hợp vào trong các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất;

    Khuyến khích và phát huy cơ chế quản lý hiện tại của thôn, xây dựng hương ước thôn bản và lưu giữ thành văn bản;

    Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững các loài thực vật lâm sản ngoài gỗ dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại;

    Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ với việc sử dụng các kiến thức khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững lâm sản ngoài gỗ để chính người dân địa phương nhận ra và trân trọng chính những giá trị văn hóa đang tồn tại của họ;

    Khôi phục và phát triển nghề thủ công tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân từ các sản phẩm văn hóa truyền thống của họ.

tài liệu tham khảo

1.     DALSNG (Dự án Lâm sản Ngoài gỗ), 2004. Tài liệu tập huấn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh doanh cây mây. Tài liệu biên soạn phục vụ cho Dự án LSNG, Tuyên Hóa, Quảng Bình.

2.     Dự án SMACODA, 2004. Báo cáo điều tra tình hình kinh tế-xã hội của vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đa Krông, Quảng Trị. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.     Hàn Tuyết Mai, 2004. Kiến thức bản địa trong quản lý rừng ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Tài nguyên và Môi trường năm 2003-2004. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 203-215.

4.     Hoàng Cầm, 1998. Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tục lệ và tập quán của đồng bào Thái ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Việt-Thái về “Các cộng đồng dân tộc trong môi trường đang thay đổi”, Chiang Mai, 9-15/12/1998.

5.     Hoàng Xuân Tý, 2000. Kiến thức bản địa trong các chương trình phát triển vùng cao: hiện trạng và tiềm năng. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc gia “Sử dụng kiến thức bản địa trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao”, 21-22/3/2000, Hà Nội.

6.     Khổng Diễn, 2003. Các vấn đề sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội ở vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình – Quảng Trị. Báo cáo đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước KC.08.07 “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình-Quảng Trị”. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7.     Lê Thị Diên, 2002. Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng của một số dân tộc ít người thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang: Thực trạng và xu hướng phát triển. Đề án nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan.

8.     Lê Trọng Cúc, 1998. Mối quan hệ giữ kiến thức bản địa, văn hóa và môi trường ở vùng núi Việt Nam. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 211-220.

9.     Nguyễn Thị Quỳ, 1998. Kiến thức bản địa về cây thuốc của người Mường Hòa Bình. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 269-286.

10.  Nguyễn Văn Thường, 2003. Nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Rai trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên. Đề án nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan.

11.  UBND tỉnh Quảng Trị, 2000. Báo cáo tổng kết năm.

12.  Vương Xuân Tình, 1998. Tập quán bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên với việc xây dựng quy ước làng bản hiện nay của hai dân tộc Tày-Nùng. Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 221-250.

13.  VDTH (Viện Dân tộc học Việt Nam), 1978. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14.  Viện Quốc tế Tái thiết Nông thôn (IIRR), 1996. Sổ tay thu thập và sử dụng kiến thức bản địa (Tố Linh và Hoàng Xuân Tý: biên dịch). Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Hà Nội.

15.  Luise, G., 1999. Methods of Indigenous Knowledge Research. Project “Assessment of Indigenous Technical Knowledge of Ethnic Minorities in Agriculture and Natural Resource Management”, IDRC, RCFEE, Hanoi.

16.  Martin G.J, 2002. Thực vật dân tộc học: Sách hướng dẫn phương pháp. Chương trình Con người và Cây cỏ, WWF-UNESCO-Royal Botanic Gardens (Bành Như Cương chỉnh lý dịch thuật). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17.  Warren D.M., 1995. The Cultural Dimensions of Development, Indigenous Development System. Leiden.


PRELIMINARY STUDY ON INDIGENOUS KNOWLEDGE IN UTILIZATION AND MANAGEMENT OF FOREST RESOURCES OF VAN KIEU COMMUNITY IN LA TO HAMLET, HUC NGHI COMMUNE,

DAK RONG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE

Han Tuyet Mai

Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU, Hanoi

This paper is a case study of indigenous knowledge in forest resource utilization and management of the Van Kieu minority ethnic community in La To Hamlet, Huc Nghi Commune, Da Krong District, Quang Tri Province.

   The community located closely to the forest, therefore it has rich and diverse knowledge in utilizing and managing forest resources, including non-timber forest products. Knowledge in some forms bringing high protective and cultural values can effectively contribute to forest conservation when they are recognized, respected and applied to practice. However, a part of the indigenous knowledge system with high cultural value has been erosen, even disappeared since the environment for practising them has increasingly been limited.

   The author suggests that further study in indigenous knowledge in utilization and management of other types of forest resources should be conducted so that it will be fully explored, thus making contributions to improving the local livelihoods and at the same time conserving forest resources.

 

[:]