THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯƠNG ANH QUÂN

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Anh Quân
  2. Giới tính: Nam
  3. Ngày sinh: 06/08/1981 4. Nơi sinh: Đống Đa, Hà Nội
  4. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 463/QĐ-TN&MT ngày 02/12/2020 của Viện Tài nguyên và Môi trường về việc công nhận nghiên cứu sinh năm 2020
  5. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: QĐ số 531/QĐ-TN&MT ngày 01/12/2023 của Viện Tài nguyên và Môi trường về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo.
  6. Tên đề tài luận án : Đánh giá rủi ro ngập lụttrong bối cảnh biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững lõi đô thị thành phố Cần Thơ
  7. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
  8. Mã số: 9440301.04
  9. Cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Bùi Ngọc Quý và PGS.TS Nguyễn Hiệu
  10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án):
  • Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá được rủi ro ngập lụt và các tác động, hệ quả của ngập lụt đô thị tới kinh tế – xã hội tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu để xác định các tác động của BĐKH tới rủi ro ngập lụt.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề về Rủi ro kinh tế – xã hội do ngập lụt đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu.

  • Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

– Phương pháp mô hình hóa: tình trạng ngập lụt của khu vực lõi đô thị thành phố Cần Thơ được mô hình hóa bằng phương pháp mô hình thủy lực.

– Phương pháp đánh giá rủi ro xã hội do ngập lụt: Rủi ro ngập lụt về xã hội được đánh giá thông qua sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Hiểm họa, Tính dễ bị tổn thương và Mức độ phơi lộ. Ba yếu tố này được xây dựng và kết hợp thông qua phân tích không gian trên GIS

– Phương pháp đánh giá rủi ro ngập lụt về kinh tế: Rủi ro về kinh tế được xác định bằng phân tích không gian kết hợp với dữ liệu điều tra thiệt hại kinh tế tại khu vực nghiên cứu.

– Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH tới rủi ro thiên tai: Xác định các biến đổi theo các kịch bản BĐKH để xây dựng đầu vào cho mô hình ngập lụt, các kết quả về mức ngập và hiểm họa ngập cho các kịch bản năm 2030 và 2050 được xác định Từ đây, các kết quả đánh giá rủi ro về kinh tế – xã hội được tính toán và so sánh.

  • Phương pháp kế thừa
  • Phương pháp phân tích không gian trên GIS
  • Phương pháp điều tra – thống kê xã hội học
  • Các kết quả chính và kết luận:

Điểm mới của luận án

– Đã nghiên cứu và xây dựng được bộ công cụ phù hợp đánh giá rủi ro kinh tế – xã hội do ngập lụt gây ra cho khu vực lõi đô thị thành phố Cần Thơ.

– Đã áp dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro kinh tế –  xã hội do ngập lụt từ đó xác định được các tác động của biến đổi khí hậu tới khu vực lõi đô thị của thành phố Cần Thơ.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

– Nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lí luận về đánh giá RRTT do lụt đô thị tại các thành phố, đặc biệt là các khu đô thị tại ĐBSCL, đánh giá định tính, định lượng các rủi ro, thiệt hại có thể gây ra bởi ngập lụt đô thị và biến đổi khí hậu.

– Nghiên cứu khuyến nghị khả năng áp dụng đánh giá rủi ro ngập lụt đô thị trong quá trình ra quyết định của các nhà quy hoạch phát triển đô thị và các biện pháp phòng chống ngập lụt.

– Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà quản lý đô thị, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững tại các vùng đô thị ĐBSCL.

– Kết quả đánh giá rủi ro định tính và định lượng có thể hỗ trợ  giải pháp thích ứng, giảm nhẹ tình trạng ngập lụt đô thị tại khu vực lõi đô thị Cần Thơ nhằm hỗ trợ thành phố trong công tác ứng phó với ngập lụt và biến đổi khí hậu.

  1. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
  2. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):

– Anh Quan DUONG, Thao Phuong Thi DO,Van Anh TRUONG; Application of Open building footprints data in flood impact assessment, a case study of Can Tho Province;  Journal of the Polish Mineral Engineering Society, 2024.

– Trương Vân Anh, Duong Anh Quan*, Bùi Ngọc Quý, Phạm Văn Hiệp, Nguyễn Danh Đức, Trương Xuân Quang, Trần Thị Mai Anh; 2021. The advantage of using satellite data together with the hydraulic model in flood hazard assessment: A case study in Ca River downstream; Vietnam Journal of Hydrometerology. 8, 28-43.

Tags: , ,