MENU

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Viện trưởng
    • Quyết định thành lập viện
    • Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng
    • Quá trình phát triển
      • Ban lãnh đạo viện qua các thời kỳ
      • Quá trình hình thành phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
      • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
      • Ban lãnh đạo Viện
      • Các phòng chuyên môn
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    • Phòng chuyên môn
      • Phòng Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học
      • Phòng Tổ chức Lãnh thổ và Chuyển đổi Xanh
      • Phòng Công nghệ xanh và phân tích môi trường
      • Phòng Nghiên cứu rừng ngập mặn và đất ngập nước
    • Trung tâm ứng dụng
      • Quyết định thành lập Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
      • Giới thiệu công nghệ CDI
    • Đề tài, dự án KHCN
      • Danh mục các đề tài KH&CN trong nước
      • Đề tài KH&CN hợp tác quốc tế
    • Công bố/xuất bản
      • Danh mục bài báo trong nước
      • Danh mục các bài báo quốc tế
      • Sách chuyên khảo
      • Sách tham khảo
  • HỘI THẢO
    • HỘI THẢO CESD-2025
    • HỘI THẢO OSHE
  • Đào tạo
    • Tin tức đào tạo
    • Đào tạo tiến sĩ
      • Thông báo tuyển sinh
      • Quyết định của ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ
      • Danh mục luận án đã bảo vệ thành công từ năm 2012-nay
      • Danh mục các luận văn cao học
      • THÔNG TIN LUẬN ÁN
    • Học bổng NAGAO
  • Hợp tác
    • Hợp tác quốc tế
      • Thỏa thuận hợp tác
      • Đề tài, dự án quốc tế
    • Hợp tác trong nước
      • Thỏa thuận hợp tác
      • Đề tài, dự án trong nước
    • Đối tác
  • Tin tức
    • Đào tạo
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác phát triển
    • Hội nghị hội thảo
    • Học bổng Nagao
  • VB PHÁP LUẬT
    • Văn bản pháp luật do VNU ban hành
    • Các văn bản mẫu
    • Văn bản do nhà nước ban hành
    • Văn bản quy định do CRES ban hành
    • Văn bản pháp luật đào tạo
    • VBPL lien quan Khoa hoc và công nghệ
    • VBPL liên quan hợp tác phát triển
  • BA CÔNG KHAI
    • Tuyển dụng
    • VBPL Thanh tra pháp chế
  • Liên hệ

VNU – VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (VNU-CRES)

  • Trang tin tức
  • Mail vnu
  • Mail cres
  • E-Office
  • Sitemaps
  • Đăng nhập
  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Viện trưởng
    • Quyết định thành lập viện
    • Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng
    • Quá trình phát triển
      • Ban lãnh đạo viện qua các thời kỳ
      • Quá trình hình thành phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
      • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
      • Ban lãnh đạo Viện
      • Các phòng chuyên môn
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    • Phòng chuyên môn
      • Phòng Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học
      • Phòng Tổ chức Lãnh thổ và Chuyển đổi Xanh
      • Phòng Công nghệ xanh và phân tích môi trường
      • Phòng Nghiên cứu rừng ngập mặn và đất ngập nước
    • Trung tâm ứng dụng
      • Quyết định thành lập Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
      • Giới thiệu công nghệ CDI
    • Đề tài, dự án KHCN
      • Danh mục các đề tài KH&CN trong nước
      • Đề tài KH&CN hợp tác quốc tế
    • Công bố/xuất bản
      • Danh mục bài báo trong nước
      • Danh mục các bài báo quốc tế
      • Sách chuyên khảo
      • Sách tham khảo
  • HỘI THẢO
    • HỘI THẢO CESD-2025
    • HỘI THẢO OSHE
  • Đào tạo
    • Tin tức đào tạo
    • Đào tạo tiến sĩ
      • Thông báo tuyển sinh
      • Quyết định của ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ
      • Danh mục luận án đã bảo vệ thành công từ năm 2012-nay
      • Danh mục các luận văn cao học
      • THÔNG TIN LUẬN ÁN
    • Học bổng NAGAO
  • Hợp tác
    • Hợp tác quốc tế
      • Thỏa thuận hợp tác
      • Đề tài, dự án quốc tế
    • Hợp tác trong nước
      • Thỏa thuận hợp tác
      • Đề tài, dự án trong nước
    • Đối tác
  • Tin tức
    • Đào tạo
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác phát triển
    • Hội nghị hội thảo
    • Học bổng Nagao
  • VB PHÁP LUẬT
    • Văn bản pháp luật do VNU ban hành
    • Các văn bản mẫu
    • Văn bản do nhà nước ban hành
    • Văn bản quy định do CRES ban hành
    • Văn bản pháp luật đào tạo
    • VBPL lien quan Khoa hoc và công nghệ
    • VBPL liên quan hợp tác phát triển
  • BA CÔNG KHAI
    • Tuyển dụng
    • VBPL Thanh tra pháp chế
  • Liên hệ
Trang chủ » Tin tức và sự kiện » COP29: Thông qua tiêu chuẩn mới về tín chỉ carbon toàn cầu

COP29: Thông qua tiêu chuẩn mới về tín chỉ carbon toàn cầu

7:15 sáng 14/11/2024 31 lượt xem
Ngày 11/11, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan với sự tham dự của hơn 51.000 đại biểu đến từ gần 200 nước trên thế giới.

Đột phá về tín chỉ carbon ngay trong ngày họp đầu tiên

Ngay trong ngày đầu tiên của Hội nghị, Gần 200 quốc gia tham gia COP29 đã thông qua tiêu chuẩn mới về tín chỉ carbon, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động thị trường carbon toàn cầu do Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn.

COP29: Thông qua tiêu chuẩn mới về tín chỉ carbon toàn cầu
Các đại biểu dự COP29 tại Azerbaijan

Hội nghị COP29 diễn ra trong bối cảnh năm 2024 được dự báo sẽ lập kỷ lục về nhiệt độ toàn cầu gia tăng, gây sức ép lớn để các chính phủ hành động quyết liệt hơn trong việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Bước đột phá về tín chỉ carbon ngay trong ngày đầu tiên (11-11) của Hội nghị COP29 không chỉ được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa cho một thị trường carbon hoàn chỉnh trong tương lai gần, mà còn mang lại công cụ hiệu quả để thế giới thúc đẩy mục tiêu cứu “ngôi nhà chung” trước những hiểm họa khôn lường của tình trạng biến đổi khí hậu.

Tín chỉ carbon hay còn gọi là chứng nhận phát thải khí nhà kính, là một công cụ kinh tế được sử dụng để quản lý lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác. Mỗi tín chỉ đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc lượng khí nhà kính khác tương đương vào bầu khí quyển. Hệ thống tín chỉ carbon được thiết lập để các tổ chức hoặc quốc gia đã đạt mức giảm phát thải khí nhà kính của mình nhiều hơn mức cam kết, có thể bán tín chỉ carbon của mình cho các tổ chức hoặc quốc gia khác.

Kể từ Hiệp định Paris năm 2015, LHQ đã xây dựng những quy tắc để cho phép các quốc gia và doanh nghiệp trao đổi tín dụng trong một thị trường minh bạch và đáng tin cậy. Tuy nhiên, các hoạt động mua bán tín chỉ carbon tự nguyện vấp phải nhiều bê bối do không có tiêu chuẩn chung để đánh giá mức giảm khí thải. Các tiêu chuẩn được thông qua tại Baku được hy vọng sẽ cho phép phát triển những quy tắc bao gồm tính toán số lượng tín chỉ mà một dự án nhất định có thể nhận được.

Tài chính khí hậu: chặng đường dài phía trước

Chủ tịch COP29 – Bộ trưởng Sinh thái và Tài nguyên thiên nhiên Azerbaijan Mukhtar Babayev – ca ngợi bước đột phá này, nhưng lưu ý về việc các quốc gia vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa. Bởi, với việc đạt được sự nhất trí tại COP29 về tín chỉ carbon, một số quy tắc cơ bản quan trọng để đưa thị trường vào hoạt động đã được thông qua, nhưng các khía cạnh quan trọng khác của khuôn khổ chung, như biện pháp bảo vệ và vấn đề quản trị vẫn cần được đàm phán.

Theo ông Mukhtar Babayev, việc các nước đạt được nhất trí về tín chỉ carbon có thể giúp giải phóng tới 250 tỷ USD chi tiêu một năm để giúp các quốc gia nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Một khi đi vào hoạt động, thị trường carbon sẽ cho phép các quốc gia, chủ yếu là các quốc gia giàu có gây ô nhiễm bù đắp lượng khí thải bằng cách mua tín chỉ từ các quốc gia đã cắt giảm khí nhà kính vượt mức đã cam kết. Các quốc gia mua khí thải sau đó có thể sử dụng tín chỉ carbon để đạt được các mục tiêu về khí hậu đã cam kết trong kế hoạch quốc gia.

Tại Hội nghị COP29, các nước vẫn tranh cãi về vấn đề tài chính khí hậu, cụ thể các quốc gia vẫn chia rẽ về cách những nước giàu “chi tiền” để hỗ trợ các nước nghèo giảm khí thải CO2 bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, bù đắp cho các thảm họa khí hậu và thích ứng với thời tiết khắc nghiệt trong tương lai. LHQ ước tính nhu cầu cho mục tiêu này có thể lên tới 1.300 tỷ USD mỗi năm.

Thụy Sĩ đã thể hiện vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu. Nước này kêu gọi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia giàu có và có lượng khí thải cao, tăng cường đóng góp tài chính vào quỹ khí hậu toàn cầu. Mục tiêu này nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong khi đó, Anh dự kiến công bố một mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, cam kết đến năm 2035 cắt giảm 81% lượng khí thải so với mức năm 1990. Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách khử carbon trong ngành điện và thông qua việc phát triển mạnh điện gió ngoài khơi, cũng như đầu tư vào thu giữ, lưu trữ carbon và năng lượng hạt nhân.

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia tập trung thảo luận những vấn đề cốt lõi như tài chính khí hậu, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại diễn đàn này đã nhấn mạnh đến 3 định hướng chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, gồm: giảm phát thải, bảo vệ nhân loại trước hậu quả của biến đổi khí hậu và tài chính.

Tổng thư ký LHQ kỳ vọng, các nước sẽ thực hiện các cam kết về tài chính, còn các nước phát triển sẽ tăng gấp đôi nguồn tài trợ cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu lên ít nhất 40 tỷ USD vào năm 2025. Theo ông, cam kết tài chính cho vấn đề khí hậu không phải là từ thiện mà là một khoản đầu tư, hành động vì khí hậu không phải là sự lựa chọn mà là mệnh lệnh./.

Các cuộc thảo luận về quỹ tài chính khí hậu mới cũng như việc sửa đổi chính sách thương mại dự kiến sẽ là trọng tâm của các vòng đàm phán. Hội nghị năm nay được tổ chức trong bối cảnh các thảm họa khí hậu đang hoành hành tại nhiều khu vực trên toàn thế giới, từ lũ lụt đến hạn hán trên khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Ngoài ra, năm 2024 cũng đang trên đà phá vỡ kỷ lục nhiệt độ của năm ngoái và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử với nền nhiệt tăng theo cấp số nhân.

Trong số gần 200 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Baku, những bên đóng vai trò chính bao gồm: Trung Quốc – nước phát thải lớn nhất thế giới, duy trì quan điểm cho rằng các nước phát triển nên dẫn đầu trong hành động và tài chính về khí hậu; Mỹ – nước phát thải lớn thứ hai và Liên minh châu Âu (EU) – một khu vực đóng góp lớn cho tài chính về khí hậu. Một trong những chủ đề “nóng” nhất của COP29 chính là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

COP29 được xem là cơ hội hiếm hoi để thế giới cùng nhau thống nhất về cách giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương thích nghi với biến đổi khí hậu và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong khuôn khổ COP29, các bên sẽ đàm phán Mục tiêu định lượng tập thể mới (NCQG) — một mục tiêu tài chính khí hậu tham vọng hơn, minh bạch hơn và có thể dự đoán được nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các nước đang phát triển trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một thỏa thuận lên tới 1 nghìn tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm cho các nước đang phát triển cũng nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của COP29. Thỏa thuận này sẽ thay thế cam kết 100 tỷ USD mỗi năm mà các nước phát triển đã đưa ra vào năm 2009 để hỗ trợ các nước đang phát triển. Mục tiêu này sau đó đã được thông qua và gia hạn đến năm 2025 trong Thỏa thuận Paris năm 2015. Mức cam kết ban đầu 100 tỷ USD được cho là không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế cùng với việc các quốc gia đang phát triển kêu gọi nâng mức tài trợ lên 1.000 tỷ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay.

COP29 cũng là sự kiện cuối cùng trước thời hạn tháng 2/2025 để cập nhật các Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), từ đó tạo động lực cho các cam kết khí hậu quốc gia tham vọng hơn. Điều quan trọng là NDC phải phản ánh kết quả của đánh giá toàn cầu (GST) được thông qua tại COP28, đặc biệt là quyết định mang tính lịch sử về việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, việc hoàn thiện các quy tắc cho giao dịch carbon quốc tế theo Điều 6 cũng là nội dung quan trọng khác trong chương trình nghị sự của COP29. Các cuộc đàm phán tiến triển đều đặn đã mở ra hy vọng để các chuyên gia tin rằng có thể đạt được đột phá trong năm nay. Tuy nhiên, trước khi các cuộc đàm phán đầy đủ có thể bắt đầu, chương trình nghị sự cụ thể trước tiên phải được thông qua và đây cũng là ưu tiên trong ngày làm việc đầu tiên của COP29.

Nguồn: kinhtevadubao.vn

Tags: ESG, Khí nhà kính, Thị Trường Các Bon, Tín chỉ Các bon

Bài viết trước đó Lượng khí thải CO2 toàn cầu dự kiến đạt kỷ lục trong năm 2024
Bài viết sau đó Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Ngô Tiến Chương

Bài viết liên quan

  • Mua bán tín chỉ carbon: Vẫn đợi… chính sách
  • Báo cáo phát thải khí nhà kính: Được và chưa được
  • Kiến nghị thí điểm cơ chế ưu đãi đặc thù cho doanh nghiệp xanh
  • Đề xuất miễn thuế thu nhập khi bán tín chỉ carbon
  • Trung Quốc phạt nặng doanh nghiệp thiếu kiểm định carbon
  • Tín chỉ carbon từ góc nhìn thế giới

Thông báo

  • Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Dương Anh Quân

    Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Dương Anh Quân

  • THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRAO HỌC BỔNG NAGAO NĂM HỌC 2024-2025

    THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRAO HỌC BỔNG NAGAO NĂM HỌC 2024-2025

  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2025

    THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2025

  • Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Ngô Tiến Chương

    Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Ngô Tiến Chương

  • Thông báo gia hạn thời gian nộp hồ sơ chương trình học bổng Nagao tại Việt Nam năm 2024-2025

    Thông báo gia hạn thời gian nộp hồ sơ chương trình học bổng Nagao tại Việt Nam năm 2024-2025

Bài viết mới

  • Nhà khoa học ĐHQGHN sáng kiến công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn

    Nhà khoa học ĐHQGHN sáng kiến công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn

    Trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp … Xem thêm

  • Những sản phẩm nổi bật tại Ngày hội Khoa học Công nghệ 2025

    Những sản phẩm nổi bật tại Ngày hội Khoa học Công nghệ 2025

    Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5, Bộ Khoa học … Xem thêm

  • Khảo sát thực địa về thực hành dựa vào hệ sinh thái và nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình và Nam Định

    Khảo sát thực địa về thực hành dựa vào hệ sinh thái và nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình và Nam Định

    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động … Xem thêm

  • Viện Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030

    Viện Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030

    Ngày 14/5/2025, Chi bộ Viện Tài nguyên và Môi … Xem thêm

Bài viết nổi bật nhất

  • Vị thế và Trách nhiệm Quốc gia

    Vị thế và Trách nhiệm Quốc gia

  • Bảo vệ cấp Đại học Quốc gia luận án tiến sĩ của NCS Trần Thị Thu Hà

    Bảo vệ cấp Đại học Quốc gia luận án tiến sĩ của NCS Trần Thị Thu Hà

  • Viện Tài nguyên và Môi trường tổng kết năm 2017

    Viện Tài nguyên và Môi trường tổng kết năm 2017

  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm miến dong tỉnh Bắc Kạn

    Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm miến dong tỉnh Bắc Kạn

CÔNG BỐ BA CÔNG KHAI

THÔNG TIN TUYỂN SINH TIẾN SĨ

THÔNG TIN HỌC BỔNG NAGAO

ĐÀO TẠO

  • Quyết định của ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ
  • Tin tức đào tạo
  • Đào tạo tiến sĩ
  • Thông tin Luận án
    • Toàn văn luận án
    • Tóm tắt luận án
    • Trích yếu luận án
  • Tuyển sinh đào tạo Tiến sỹ
  • Danh mục luận án đã bảo vệ thành công từ năm 2012-nay
  • Học bổng NAGAO

Nghiên cứu khoa học

  • Tin tức nghiên cứu khoa học
  • Danh mục các đề tài KH&CN trong nước
  • Đề tài KH&CN hợp tác quốc tế
  • Danh mục bài báo trong nước
  • Danh mục các bài báo quốc tế
  • Sách chuyên khảo
  • Sách tham khảo

Sách tham khảo

Sách tham khảo

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG

THỦ TỤC QUY ĐỊNH ĐẤU THẦU

Quỹ PTKH-CN Quốc gia

Trang web về Na Lạng Sơn

Thư viện ảnh

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Viện trưởng
    • Quyết định thành lập viện
    • Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng
    • Quá trình phát triển
      • Ban lãnh đạo viện qua các thời kỳ
      • Quá trình hình thành phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
      • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
      • Ban lãnh đạo Viện
      • Các phòng chuyên môn
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    • Phòng chuyên môn
      • Phòng Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học
      • Phòng Tổ chức Lãnh thổ và Chuyển đổi Xanh
      • Phòng Công nghệ xanh và phân tích môi trường
      • Phòng Nghiên cứu rừng ngập mặn và đất ngập nước
    • Trung tâm ứng dụng
      • Quyết định thành lập Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
      • Giới thiệu công nghệ CDI
    • Đề tài, dự án KHCN
      • Danh mục các đề tài KH&CN trong nước
      • Đề tài KH&CN hợp tác quốc tế
    • Công bố/xuất bản
      • Danh mục bài báo trong nước
      • Danh mục các bài báo quốc tế
      • Sách chuyên khảo
      • Sách tham khảo
  • HỘI THẢO
    • HỘI THẢO CESD-2025
    • HỘI THẢO OSHE
  • Đào tạo
    • Tin tức đào tạo
    • Đào tạo tiến sĩ
      • Thông báo tuyển sinh
      • Quyết định của ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ
      • Danh mục luận án đã bảo vệ thành công từ năm 2012-nay
      • Danh mục các luận văn cao học
      • THÔNG TIN LUẬN ÁN
    • Học bổng NAGAO
  • Hợp tác
    • Hợp tác quốc tế
      • Thỏa thuận hợp tác
      • Đề tài, dự án quốc tế
    • Hợp tác trong nước
      • Thỏa thuận hợp tác
      • Đề tài, dự án trong nước
    • Đối tác
  • Tin tức
    • Đào tạo
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác phát triển
    • Hội nghị hội thảo
    • Học bổng Nagao
  • VB PHÁP LUẬT
    • Văn bản pháp luật do VNU ban hành
    • Các văn bản mẫu
    • Văn bản do nhà nước ban hành
    • Văn bản quy định do CRES ban hành
    • Văn bản pháp luật đào tạo
    • VBPL lien quan Khoa hoc và công nghệ
    • VBPL liên quan hợp tác phát triển
  • BA CÔNG KHAI
    • Tuyển dụng
    • VBPL Thanh tra pháp chế
  • Liên hệ

VNU – VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (VNU-CRES)

Địa chỉ: Số 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (84)-24-3826 2932 / (84)-24-3825 3506
Email: cres@vnu.edu.vn/cres@cres.edu.vn
Website: www.cres.edu.vn/cres.vnu.edu.vn

kết nối với Facebook

Thông tin thống kê truy cập

6363684
Users Today : 101
This Year : 129051
Total Users : 251662
Total views : 7166466
Who's Online : 9
Copyright © 2023 CRES.EDU.VN. All rights reserved

Thiết kế bởi CRES Việt Nam