Nghiên cứu thực địa tại Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau

[:vi]Từ ngày 7 đến 15/11/2016, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chuyến nghiên cứu thực địa tại Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, tiếp nối chuyến khảo sát thực địa tại Khu Dự trữ Sinh quyển miền Tây Nghệ An hồi tháng 10 vừa qua, trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam”, do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện. Mục đích của chuyến công tác này là khảo sát hiện trạng quản lý của Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, bao gồm các vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Tham gia chuyến khảo sát có các nhà khoa học về tự nhiên, xã hội và chính sách, đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu và các trường đại học như Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, Viện Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Văn phòng Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam.

Trong thời gian công tác, đoàn đã làm việc với ban quản lý KDTSQ và các ban ngành liên quan (bao gồm VQG U Minh Hạ, VQG Mũi Cà Mau, BQL rừng phòng hộ biển Tây và UBND các huyện Trần Văn Thời, Năm Căn,  Ngọc Hiển).

Trong chuyến làm việc lần này, các chuyên gia tập trung chủ yếu vào những nội dung sau: (i) chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và cơ cấu tổ chức cũng như các vấn đề đặt ra của các địa phương; (ii) vai trò và mức độ tham gia của các tổ chức và chính quyền địa phương vào công tác lập kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ và giám sát, đánh giá việc quản lý hiệu quả các hoạt động của Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau; và (iii) các khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp vượt qua các khó khăn để thực hiện tốt ba chức năng của KDTSQ là bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển kinh tế thân thiện với môi trường; hỗ trợ nghiên cứu, giám sát, quan trắc, giáo dục và phát triển văn hóa, xã hội.

Được sự đón tiếp nhiệt tình và chu đáo của các cơ quan và chính quyền địa phương, đoàn đã thu thập được đầy đủ các thông tin theo yêu cầu đặt ra của đề tài. Ngoài ra, các chuyên gia của đoàn còn có những thảo luận và trao đổi, kèm theo những khuyến nghị cho các cơ quan và chính quyền địa phương để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, phát huy các thế mạnh của địa phương.

Các kết quả thu được trong chuyến thực địa tại Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau lần này, cùng với các chuyến thực địa đến các KDTSQ khác của Việt Nam, là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho đề tài hoàn thành được nhiệm vụ chính là xây dựng bộ tiêu chí và quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam, góp phần làm cho công tác quản lý các khu dự trữ sinh quyển ngày càng có hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững ở Việt Nam.

[:en]From the 7th to the 15th of November, 2016, Centre for Natural Resources and Environmental Studies (CRES), VNU conducted a fieldtrip to Mui Ca Mau Biosphere Reserve. This is the following trip after Dong Nai Biosphere Reserve in October that is part of the nationally independent research project: “Developing a set of criteria and process of monitoring and evaluation of management effectiveness of biosphere reserves in Viet Nam”, managed by Ministry of Science and Technology and implemented by CRES. The aim of this fieldtrip is to review the current state of management related to conservation and development activities at the Mui Ca Mau Biosphere Reserve.

Joining this trip has various scientists having expertise in natural, social researching and policy analyzing from many research institutes and universities such as: Centre for Natural Resources and Environmental Studies (CRES), Institute of Ecology and Biological Resources (IEBR), Vietnam Environment & Sustainable Development Institute (VESDI), Institute of Anthropology, Hanoi University of Science, Hanoi University of Agriculture, and Vietnam MAB National Committee.

During this trip, the research group has worked with Board of Management of Biosphere Reserve core areas and local agencies including: U Minh Hạ National Park, Mũi Cà Mau National Park, Board of Management of West Marine Protected Forest and People’s Committee ò Trần Văn Thời, Năm Căn,and Ngọc Hiển districts).

In this trip, the group’s experts focused primarily on the following information including: (i) functions, tasks, resources and organizational structure as well as raising issues of the local government agencies; (ii) roles and levels of participation of the organizations and local government in planning, tasks implementation and monitoring, and management efficiency evaluation of Biosphere Reserve of Western Nghe An; (iii) difficulties, challenges and proposed solutions for overcoming confronting duties of the Biosphere Reserve.

The research group has received a very enthusiastic reception of the local government agencies and satisfactorily gathered enough essential information. Besides, experts from the research groups has exchanged frankly and given recommendations to local agencies and authorities for better implementation of missions and promoting the strengths of local area in social-economic development, community based tourism and ecotourism, orientation for sustainable development and conservation of natural resources.

The results, obtained from the fieldwork at Mui Ca Mau Biosphere Reserve and other fieldtrips at previous biosphere reserves, are going to help the project to fulfill its main mission – “building criteria and process building of monitoring and evaluation of management effectiveness of biosphere reserves across Viet Nam”, that contribute to the better management of the biosphere reserves and support effectively in conservative activities and sustainable development of Viet Nam.

[:]