Quan hệ giữa bảo vệ rừng và sản xuất lương thực ở huyện Na Hang trong 40 năm qua và những thách thức về phát triển trong thời gian tới.

[:vi]


 TS. Võ Thanh Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
 

Tóm tắt 

Sản xuất lương thực cũng như diễn biến rừng được diễn ra trong điều kiện kinh tế xã hội đặc thù ở huyện miền núi Na Hang trong 40 năm qua, trong đó quan trọng nhất là phong trào Hợp tác nông nghiệp, Chương trình Định canh định cư, Chương trình di dân và phát triển các nông lâm trường, những chính sách Đổi Mới (khoán 100, khoán 10), và các chính sách về rừng, sử dụng đất (trồng rừng, 327, giao đất giao rừng), nhiều chính sách kinh tế xã hội khác (như chương trình 135…). Thành công cũng như thất bại của những chương trình, chính sách này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến đời sống của người dân địa phương cũng như diễn biến tài nguyên rừng. Sản xuất lương thực trì trệ trong suốt hơn 30 năm qua (1960-1994) đã ảnh hưởng đến đến đời sống của dân địa phương và làm họ phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên rừng và đất rừng. 

[:en]


 TS. Võ Thanh Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
 

Tóm tắt 

Sản xuất lương thực cũng như diễn biến rừng được diễn ra trong điều kiện kinh tế xã hội đặc thù ở huyện miền núi Na Hang trong 40 năm qua, trong đó quan trọng nhất là phong trào Hợp tác nông nghiệp, Chương trình Định canh định cư, Chương trình di dân và phát triển các nông lâm trường, những chính sách Đổi Mới (khoán 100, khoán 10), và các chính sách về rừng, sử dụng đất (trồng rừng, 327, giao đất giao rừng), nhiều chính sách kinh tế xã hội khác (như chương trình 135…). Thành công cũng như thất bại của những chương trình, chính sách này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến đời sống của người dân địa phương cũng như diễn biến tài nguyên rừng. Sản xuất lương thực trì trệ trong suốt hơn 30 năm qua (1960-1994) đã ảnh hưởng đến đến đời sống của dân địa phương và làm họ phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên rừng và đất rừng. 

[:][:vi]

Diện tích rừng của huyện suy thoái suốt trong thời gian vừa qua phần lớn do tình trạng khai thác rừng quá mức của các lâm trường quốc doanh, do tình trạng đốt nương làm rẫy của một bộ phận đồng bào dân tộc và do nhu cầu thiết yếu về gỗ củi của dân cư địa phương. Sự phát triển sản xuất lương thực nhanh chóng của huyện Na Hang trong khoảng 8 năm lại đây nhờ các chính sách nông nghiệp đồng bộ và đúng đắn (khoán 10 và các chính sách nông nghiệp sau đó, áp dụng giống mới có năng suất cao, thay đổi mùa vụ cho phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng và nâng cấp hệ thống kênh mương) đã nâng sản lượng trên đầu người lên rất cao trong một thời gian ngắn và góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo ở huyện. Sự đảm bảo lương thực cho nhân dân địa phương là cơ sở quan trọng cho chính quyền địa phương thực hiện những chính sách kiên quyết về phục hồi và bảo vệ rừng. Chính vì vậy rừng ở Na Hang đã được phục hồi nhanh chóng trong 10 năm vừa qua, góp phần đưa Tuyên Quang thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện Na Hang đã đem lại cả cơ hội và thách thức mới. Mô hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương sẽ thay đổi, mà cụ thể là phát triển nông nghiệp, đặc biệt sản xuất lương thực bị hạn chế, thay vào đó là công nghiệp năng lượng, thủy sản và dịch vụ, bao gồm cả hoạt động du lịch. 


Relation between the forest protection and food production in Na Hang district during last 40 years and the challenges for development in comming time 

The food production and the forest evolution has been carried out in the particular socio-economic circumstances in Na Hang district during last 40 years, of which the most important are the campaign of agricultural collectivisation, the sendentarisation program, the program of migration and establishment of forest and agriculture enterprises, the policies of the Reform Doi Moi, many policies on forest and land use (reforestation, program 327, forest land allocation), and other socio-economic policies (program 135…). The success and the fail of these policies have influenced, directly and indirectly, on the living standard of the local people and also of the forest evolution. The stagnant food production during more than 30 years (1960-1994) has influenced the life of local people and has also made them more dependent on the forest resources. The rapid food production during about 8 last years thanks to the comprehensive agricultural measures (Resolution 10 and other agricultural policies, the application of new varieties, change in cropping pattern appropriate to local natural condition, construction and improvement of irrigation systems), has improved much the production per capita and contributed to reduce the poverty in the district. The guarantee on food for the local people is the basis for the authorities to implement the strict policies for forest rehabilitation and conservation. However, the establishment of Na Hang hydropower station will bring new opportunities and challenges. The socio-economic development model will be changed, particularly agricultural development, namely food production should be limited, instead, the energy production, fish production and service, including tourism, have opportunities to grow.

 

Xem file chi tiết 

 

[:en]

Diện tích rừng của huyện suy thoái suốt trong thời gian vừa qua phần lớn do tình trạng khai thác rừng quá mức của các lâm trường quốc doanh, do tình trạng đốt nương làm rẫy của một bộ phận đồng bào dân tộc và do nhu cầu thiết yếu về gỗ củi của dân cư địa phương. Sự phát triển sản xuất lương thực nhanh chóng của huyện Na Hang trong khoảng 8 năm lại đây nhờ các chính sách nông nghiệp đồng bộ và đúng đắn (khoán 10 và các chính sách nông nghiệp sau đó, áp dụng giống mới có năng suất cao, thay đổi mùa vụ cho phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng và nâng cấp hệ thống kênh mương) đã nâng sản lượng trên đầu người lên rất cao trong một thời gian ngắn và góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo ở huyện. Sự đảm bảo lương thực cho nhân dân địa phương là cơ sở quan trọng cho chính quyền địa phương thực hiện những chính sách kiên quyết về phục hồi và bảo vệ rừng. Chính vì vậy rừng ở Na Hang đã được phục hồi nhanh chóng trong 10 năm vừa qua, góp phần đưa Tuyên Quang thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện Na Hang đã đem lại cả cơ hội và thách thức mới. Mô hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương sẽ thay đổi, mà cụ thể là phát triển nông nghiệp, đặc biệt sản xuất lương thực bị hạn chế, thay vào đó là công nghiệp năng lượng, thủy sản và dịch vụ, bao gồm cả hoạt động du lịch. 


Relation between the forest protection and food production in Na Hang district during last 40 years and the challenges for development in comming time 

The food production and the forest evolution has been carried out in the particular socio-economic circumstances in Na Hang district during last 40 years, of which the most important are the campaign of agricultural collectivisation, the sendentarisation program, the program of migration and establishment of forest and agriculture enterprises, the policies of the Reform Doi Moi, many policies on forest and land use (reforestation, program 327, forest land allocation), and other socio-economic policies (program 135…). The success and the fail of these policies have influenced, directly and indirectly, on the living standard of the local people and also of the forest evolution. The stagnant food production during more than 30 years (1960-1994) has influenced the life of local people and has also made them more dependent on the forest resources. The rapid food production during about 8 last years thanks to the comprehensive agricultural measures (Resolution 10 and other agricultural policies, the application of new varieties, change in cropping pattern appropriate to local natural condition, construction and improvement of irrigation systems), has improved much the production per capita and contributed to reduce the poverty in the district. The guarantee on food for the local people is the basis for the authorities to implement the strict policies for forest rehabilitation and conservation. However, the establishment of Na Hang hydropower station will bring new opportunities and challenges. The socio-economic development model will be changed, particularly agricultural development, namely food production should be limited, instead, the energy production, fish production and service, including tourism, have opportunities to grow.

 

Xem file chi tiết 

 

[:]