Bước đầu nghiên cứu phương thức Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng dân tộc vân kiều tại thôn Tà lao, xã Tà Long thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị

[:vi]

TS. Lê Thị Vân Huệ và CN. Lê Trọng Toán
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Mở đầu

Loài người đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện và phát triển, thiên tai ngày càng nặng nề, dân số đang tăng nhanh, đã làm thay đổi các hệ sinh thái hết sức nhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời gian nào trước đây. Diện tích đất hoang hóa đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp chỉ tính từ năm 1945 đến nay đã lớn hơn cả hai thể kỷ 18 và thế kỷ 19 cộng lại. Diện tích đất hoang hóa ngày càng mở rộng. Trong 50 năm qua, trên toàn thế giới đã mất di hơn một phần năm lớp đất màu ở các vùng nông nghiệp trong khi đó nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡ đang được chuyển đồi thành vùng công nghiệp (Võ Quý, Võ Thanh Sơn :2008)

Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường, trong đó mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Người dân sống ở gần hoặc trong rừng phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt và phần lớn là các sản phẩm ngoài gỗ (như mây, tre, măng, nấm, cây thuốc, các loài động vật…) để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt dần bởi những hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không bền vững.

Trong những năm gần đây, các phương thức khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương ngày càng được cái tiến và hiện đại hơn. Thực tế đã cho thấy các phương thức khai thác càng được cải tiến, hiện đại bao nhiêu thì mức độ tàn phá tài nguyên của chúng càng nghiêm trọng bấy nhiêu, trong nhiều thập kỷ vừa qua diện tích rừng của Việt Nam đã giảm một cách đáng kể từ 42% năm 1943 xuống còn khoảng 28% năm 1995. Sự suy giảm diện tích rừng được xác định là nguyên nhân chính gây nên suy thoái môi trường, xói mòn đất đai, giảm năng suất cây trồng trong nông nghiệp và bồi lắng các hồ chứa nước. Trong khi tăng dân số thường được xem như là nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm diện tích rừng trong một khoảng thời gian dài, thì các yếu tố định hướng việc suy giảm rừng như chính sách, phát triển kinh tế và du nhập công nghệ mới rất khó nhận biết. Một lý do đơn giản là các yếu tố này thường xuyên thay đổi. Thiếu các số liệu thực tế về diện tích rừng cũng như các số liệu cụ thể  đã phần nào ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những kết luận cụ thể.

Từ những bất cập đó nghiên cứu dưới đây nhằm mục đích tìm hiểu các góc khuất về việc khai thác và quản lý tài nguyên trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng nghiên cứu trên một phạm vi nhỏ sẽ không đủ sức thuyết phục cho một vùng địa lý rộng lớn, nhưng chúng tôi tin chắc rằng các số liệu qua nghiên cứu này sẽ đại diện được một phần nào cho các tỉnh Miền Trung và giúp các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như các nhà hoạch định chính sách có một góc nhìn mới về phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên của đồng bào dân tộc ít người ở vùng đệm của khu bảo tồn Dakrông. Chỉ  khi đời sống của người dân ở khu vực này được cải thiện mới giảm được áp lực lên tài nguyên và việc bảo tồn và quản lý tài nguyên mới đạt hiệu quả.

Điểm chúng tôi nghiên cứu là xã Tà Long huyện Đakrông một huyện Miền núi của tỉnh Quảng Trị nằm dọc theo tuyến đường Trường Sơn – một phần quan trọng trong Vùng Sinh thái Trường Sơn (1 trong 200 vùng sinh thái quan trọng của Thế giới). Hiện nay, đời sống của người dân còn nghèo , tỷ lệ đói nghèo cao, dân tộc Vân Kiều chiếm đa số, dân trí còn tương đối thấp, đời sống phụ thuộc nhiều vào khai thác lâm sản từ rừng. Trước đây tài nguyên rừng được khai thác bằng các phương thức thủ công, nay do khoa học ngày càng tiên tiến nên hiện tượng sử dụng công nghệ cao trong khai thác tài nguyên ngày càng phổ biến và do đó nguồn tài nguyên suy thái ngày một nhanh chóng. Ngoài ra, áp lực từ bên ngoài de dọa lên nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây ngày càng tăng kể từ khi đường Trường Sơn đi vào hoạt động. Số vụ khai thác lâm sản phi pháp, săn bắt động vật hoang dã và xâm canh để sản xuất nông nghiệp tại đây đang đe doạ nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, hiện tượng lũ lụt, sạt lở xảy ra thường xuyên nhất là về mùa mưa. Do đó việc điều tra và phân tích một cách cụ thể nhưng điều bất cập trong bổi cảnh chung, dựa trên cơ sở đó đưa ra những giai pháp nhằm làm giảm bớt những áp lực nói trên là điều cần được quan tâm và phải làm ngay.

Xem chi tiết báo cáo

[:]