Báo cáo tham vấn xã hội Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng – Việt Nam

[:vi]


Tóm tắt

Các hoạt động kinh tế chính:

Với 78,8 % dân số là đồng bào dân tộc bản địa thì hoạt động nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của các xã nằm trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp (chiếm khoảng 87% tổng thu nhập). Trong đó cà phê và bắp là 02 nguồn thu nhập chính. Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, kỹ thuật canh tác yếu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ.

Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nguồn thu từ nhận khoán BVR cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi trả dich vụ môi trường với mức 290.000 đồng/ha/năm, hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì ngoài tiền giao khoán BVR theo chính sách còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ha theo chương trình 30A.

[:en]


Tóm tắt

Các hoạt động kinh tế chính:

Với 78,8 % dân số là đồng bào dân tộc bản địa thì hoạt động nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của các xã nằm trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp (chiếm khoảng 87% tổng thu nhập). Trong đó cà phê và bắp là 02 nguồn thu nhập chính. Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, kỹ thuật canh tác yếu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ.

Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nguồn thu từ nhận khoán BVR cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi trả dich vụ môi trường với mức 290.000 đồng/ha/năm, hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì ngoài tiền giao khoán BVR theo chính sách còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ha theo chương trình 30A.

[:][:vi]

 Thu nhập từ chăn nuôi là không đáng kể. Chủ yếu là các hộ người Kinh nhập cư có điều kiện nuôi với số lượng lớn, còn các hộ dân địa phương chỉ chăn nuôi theo hình thức thả rông, không tập trung do đó chủ yếu để phục vụ gia đình và trao đổi trong địa bàn xã.

Trình độ học vấn:

Theo kết quả tổng điều tra dân số huyện Lạc Dương tháng 4 năm 2009 thì trên toàn huyện có 99,5% dân số đã học đến cấp 1; 96,8% đã học đến cấp 2 và 9,1 % học đến cấp 3. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn chúng tôi thấy rằng có rất nhiều người không biết đọc, biết viết thậm chí là không biết nói tiếng phổ thông.

Các hộ nghèo có tỉ lệ mù chữ cao (>30%) và học tối đa đến hết cấp I và họ cũng chính là các hộ sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Các hộ trung bình thường học hết cấp II và hộ khá/giàu trong khu vực đều cho con đi học hết cấp III và có một số học Trung cấp và Đại học.

Thành phần dân tộc:

Trên địa bàn huyện Lạc Dương bao gồm 6 xã/thị trấn thì K’Ho là dân tộc bản địa lớn nhất trong khu vực với 2.872 hộ chiếm 74,15%, còn lại là 997 hộ dân tộc Kinh chiếm 25,85%. Người Kinh sinh sống ở xã chủ yếu là các hộ buôn bán, một số ít là giáo viên đã dạy lâu năm ở đây.

Riêng xã Đa Tông của Huyện Đam Rông thì dân tộc thiểu số chiếm đa số với 93,57% trong đó 47,75% người M’Nông và 45,83 % người K’Ho

Các nhóm dân tộc đều sống dựa vào nông nghiệp. Dân tộc K’Ho và M’Nông có cuộc sống phụ thuộc vào rừng

Vai trò của phụ nữ:

Phụ nữ chiếm 48,67 % tổng dân số khu vực. Phụ nữ người K’Ho thường sinh rất nhiều con và làm chủ gia đình (theo chế độ mẫu hệ). Họ có quyền kiểm soát các nguồn lực của gia đình như đất đai, vật nuôi, tiền bạc. Họ tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế bao gồm cả các công việc nặng nhọc cần nhiều cơ bắp như làm rẫy, lấy củi và họ cũng là người chăm lo con cái, chăm  lo bữa cơm trong gia đình. Trong gia đình, họ thường đóng vai trò là chủ hộ, nhưng trên thực tế việc quyết định sử dụng mua bán tài sản trong gia đình lại do người đàn ông quyết định. Ngoài ra, do trình độ dân trí thấp hơn, khả năng nói tiếng phổ thông kém, ít khi được đi chợ huyện, chợ tỉnh nên phụ nữ K’ho thường ngại tiếp xúc với người ngoài. Do đó, họ hầu như họ không tham gia các chương trình tập huấn, khuyến nông, khuyến lâm để nắm bắt thông tin về sản xuất, thị trường, cuộc sống chính trị xã hội.

Tình trạng phụ thuộc vào rừng:

Đa số người dân tộc bản địa sinh sống bằng nghề nông, loài cây trồng chính là bắp, lúa, cà phê, hồng. Cây lương thực có năng suất rất thấp nên không đảm bảo an ninh lương thực. Một số hộ đã được chính phủ giúp đỡ thông qua các chương trình khuyến nông, định canh định cư, cung cấp cây giống vật nuôi …. Tuy nhiên, nhìn chung thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số còn thấp, hầu hết đề thiếu đói 1-3 tháng trong một năm. Do đời sống còn nhiều khó khăn nên cuộc sống của họ vẫn phải dựa vào rừng. Họ khai thác trái phép gỗ và các lâm sản ngoài gỗ để cải thiện đời sống của họ. Bên cạnh đó, chương trình giao khoán bảo vệ rừng là một nguồn thu không thể thiếu và góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Mối quan hệ của người dân với Kiểm lâm:

Kiểm lâm được đánh giá là lực lượng không thể thiếu để bảo vệ rừng. Tất cả đều đồng ý nếu không có lực lượng kiểm lâm thì chắc chắn rừng sẽ bị phá. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng kiểm lâm cần phải đi tuần nhiều hơn để ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng và kiểm lâm cũng cần phải đối xử công bằng đối với các hộ.

Thông qua nhận khoán BVR đã tạo nên mối quan hệ gắn bó tốt đẹp giữa cán bộ và kiểm lâm VQG với người dân trong khu vực. Tuy nhiên, cũng có một số mâu thuẫn phát sinh đang làm mất lòng tin của cộng đồng vào lực lượng kiểm lâm. Đó là, trên cùng khu vực, các công ty được trồng  còn đồng bào trồng thị bị nhổ. Hay một số xưởng cưa xẻ gỗ mở trong rừng đã làm bà con rất bất bình. Việc người ngoài (chủ yếu là người kinh) xúi dục bà con cũng làm cho tình hình căng thẳng hơn.

Các hộ cũng mong muốn được kiểm lâm cho phép thu hái và tận dụng các sản phẩm từ rừng mà không làm ảnh hưởng tới rừng. Hiện tại họ thừa nhận vẫn lén lút lấy các sản phẩm mà họ nghĩ là không ảnh hưởng đến rừng, và khi bị kiểm lâm thu giư họ rất bất bình.

Mong muốn của cộng đồng liên quan tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng:

Do cuộc sống vẫn phải lệ thuộc vào rừng, đặc biệt là các hộ nghèo nên hầu hết các hộ muốn được thu hái các lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc và được canh tác trên đất nương rẫy cũ trên đất qui hoạch là đất lâm nghiệp. Họ cũng muốn có được một ít gỗ để làm nhà.

Những hoạt động của con người đe dọa đến VQG: Lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác; Chăn thả gia súc; Thu hái lâm sản ngoài gỗ; Săn bẫy thú; Xây dựng cơ sở hạ tầng (làm đường, nuôi cá hồi…)

Xem chi tiết file báo cáo

[:en]

 Thu nhập từ chăn nuôi là không đáng kể. Chủ yếu là các hộ người Kinh nhập cư có điều kiện nuôi với số lượng lớn, còn các hộ dân địa phương chỉ chăn nuôi theo hình thức thả rông, không tập trung do đó chủ yếu để phục vụ gia đình và trao đổi trong địa bàn xã.

Trình độ học vấn:

Theo kết quả tổng điều tra dân số huyện Lạc Dương tháng 4 năm 2009 thì trên toàn huyện có 99,5% dân số đã học đến cấp 1; 96,8% đã học đến cấp 2 và 9,1 % học đến cấp 3. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn chúng tôi thấy rằng có rất nhiều người không biết đọc, biết viết thậm chí là không biết nói tiếng phổ thông.

Các hộ nghèo có tỉ lệ mù chữ cao (>30%) và học tối đa đến hết cấp I và họ cũng chính là các hộ sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Các hộ trung bình thường học hết cấp II và hộ khá/giàu trong khu vực đều cho con đi học hết cấp III và có một số học Trung cấp và Đại học.

Thành phần dân tộc:

Trên địa bàn huyện Lạc Dương bao gồm 6 xã/thị trấn thì K’Ho là dân tộc bản địa lớn nhất trong khu vực với 2.872 hộ chiếm 74,15%, còn lại là 997 hộ dân tộc Kinh chiếm 25,85%. Người Kinh sinh sống ở xã chủ yếu là các hộ buôn bán, một số ít là giáo viên đã dạy lâu năm ở đây.

Riêng xã Đa Tông của Huyện Đam Rông thì dân tộc thiểu số chiếm đa số với 93,57% trong đó 47,75% người M’Nông và 45,83 % người K’Ho

Các nhóm dân tộc đều sống dựa vào nông nghiệp. Dân tộc K’Ho và M’Nông có cuộc sống phụ thuộc vào rừng

Vai trò của phụ nữ:

Phụ nữ chiếm 48,67 % tổng dân số khu vực. Phụ nữ người K’Ho thường sinh rất nhiều con và làm chủ gia đình (theo chế độ mẫu hệ). Họ có quyền kiểm soát các nguồn lực của gia đình như đất đai, vật nuôi, tiền bạc. Họ tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế bao gồm cả các công việc nặng nhọc cần nhiều cơ bắp như làm rẫy, lấy củi và họ cũng là người chăm lo con cái, chăm  lo bữa cơm trong gia đình. Trong gia đình, họ thường đóng vai trò là chủ hộ, nhưng trên thực tế việc quyết định sử dụng mua bán tài sản trong gia đình lại do người đàn ông quyết định. Ngoài ra, do trình độ dân trí thấp hơn, khả năng nói tiếng phổ thông kém, ít khi được đi chợ huyện, chợ tỉnh nên phụ nữ K’ho thường ngại tiếp xúc với người ngoài. Do đó, họ hầu như họ không tham gia các chương trình tập huấn, khuyến nông, khuyến lâm để nắm bắt thông tin về sản xuất, thị trường, cuộc sống chính trị xã hội.

Tình trạng phụ thuộc vào rừng:

Đa số người dân tộc bản địa sinh sống bằng nghề nông, loài cây trồng chính là bắp, lúa, cà phê, hồng. Cây lương thực có năng suất rất thấp nên không đảm bảo an ninh lương thực. Một số hộ đã được chính phủ giúp đỡ thông qua các chương trình khuyến nông, định canh định cư, cung cấp cây giống vật nuôi …. Tuy nhiên, nhìn chung thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số còn thấp, hầu hết đề thiếu đói 1-3 tháng trong một năm. Do đời sống còn nhiều khó khăn nên cuộc sống của họ vẫn phải dựa vào rừng. Họ khai thác trái phép gỗ và các lâm sản ngoài gỗ để cải thiện đời sống của họ. Bên cạnh đó, chương trình giao khoán bảo vệ rừng là một nguồn thu không thể thiếu và góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Mối quan hệ của người dân với Kiểm lâm:

Kiểm lâm được đánh giá là lực lượng không thể thiếu để bảo vệ rừng. Tất cả đều đồng ý nếu không có lực lượng kiểm lâm thì chắc chắn rừng sẽ bị phá. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng kiểm lâm cần phải đi tuần nhiều hơn để ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng và kiểm lâm cũng cần phải đối xử công bằng đối với các hộ.

Thông qua nhận khoán BVR đã tạo nên mối quan hệ gắn bó tốt đẹp giữa cán bộ và kiểm lâm VQG với người dân trong khu vực. Tuy nhiên, cũng có một số mâu thuẫn phát sinh đang làm mất lòng tin của cộng đồng vào lực lượng kiểm lâm. Đó là, trên cùng khu vực, các công ty được trồng  còn đồng bào trồng thị bị nhổ. Hay một số xưởng cưa xẻ gỗ mở trong rừng đã làm bà con rất bất bình. Việc người ngoài (chủ yếu là người kinh) xúi dục bà con cũng làm cho tình hình căng thẳng hơn.

Các hộ cũng mong muốn được kiểm lâm cho phép thu hái và tận dụng các sản phẩm từ rừng mà không làm ảnh hưởng tới rừng. Hiện tại họ thừa nhận vẫn lén lút lấy các sản phẩm mà họ nghĩ là không ảnh hưởng đến rừng, và khi bị kiểm lâm thu giư họ rất bất bình.

Mong muốn của cộng đồng liên quan tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng:

Do cuộc sống vẫn phải lệ thuộc vào rừng, đặc biệt là các hộ nghèo nên hầu hết các hộ muốn được thu hái các lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc và được canh tác trên đất nương rẫy cũ trên đất qui hoạch là đất lâm nghiệp. Họ cũng muốn có được một ít gỗ để làm nhà.

Những hoạt động của con người đe dọa đến VQG: Lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác; Chăn thả gia súc; Thu hái lâm sản ngoài gỗ; Săn bẫy thú; Xây dựng cơ sở hạ tầng (làm đường, nuôi cá hồi…)

Xem chi tiết file báo cáo

[:]